TIN LÀNH LÀ GÌ ???
1.
TIN-LÀNH LÀ GÌ?
Tin-lành có nghĩa là “tin tức tốt
lành”.
Kinh Thánh chép rằng: “Theo như đã định
cho loài người: Phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27 ). Cho nên sống ở trên đời, có những
tin lành (dẫu rằng lành ít dữ nhiều) đem đến những khoảnh khắc vui vẻ hạnh
phúc, nhưng lương tâm ai cũng lo sợ đến sự phán xét ở đời sau. Mọi người đều chờ
mong một tin lành có thể mang lại phước hạnh cả đời này lẫn đời sau.
Trong đêm Đức Chúa Giê-xu giáng sinh, thiên
sứ đã loan báo tin: “Ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân, ấy
là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ,
là Chúa” (Lu-ca 2:10-11).
Đức Chúa Giê-xu giáng sinh, ấy chính là tin lành đích thực
duy nhất mà con người mong chờ, bởi vì Ngài phán: “Ai tin Ta thì được sự sống
đời đời; Ai không chịu tin Ta thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của
Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy” (Giăng 3:36).
Loan báo cho đời tin tức tốt lành về Đấng Cứu Thế, để ai tin nhận Ngài được thoát khỏi sự hư mất, ấy là công việc của những người đã hưởng sự cứu rỗi.
Từ ngữ Tin-lành cho người ta biết rằng người Tin-lành có sự cứu rỗi, và nhắc nhở chúng ta trách nhiệm phải rao truyền Tin-lành đó cho người khác.
Loan báo cho đời tin tức tốt lành về Đấng Cứu Thế, để ai tin nhận Ngài được thoát khỏi sự hư mất, ấy là công việc của những người đã hưởng sự cứu rỗi.
Từ ngữ Tin-lành cho người ta biết rằng người Tin-lành có sự cứu rỗi, và nhắc nhở chúng ta trách nhiệm phải rao truyền Tin-lành đó cho người khác.
2. TIN LÀNH CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO KHÔNG?
Có hai phương diện cần lưu ý ở đây:
+ Phương diện tổ chức: Ta phải hiểu
rằng khi nào có một nhóm người cùng sinh hoạt và làm việc chung với nhau thì cần
phải có tổ chức. Vì vậy, những người Tin-lành ở trong một tổ chức, nơi đó rao
giảng giáo lý về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu. Đó là ý
nghĩa của từ tôn giáo.
+ Phương diện tín lý: Rô-ma 1:16 giải thích Tin-lành là quyền phép của Đức
Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin. Ngay hai chữ Tin-lành (tin tức tốt lành) cũng nói
lên ý nghĩa Tin-lành không phải là một tôn giáo. Chúng ta rao giảng Tin-lành,
không phải mời người khác vào tổ chức Tin-lành, bèn là mời họ tiếp nhận ơn cứu
rỗi của Đức Chúa Giê-xu. Sau khi tin Chúa Giê-xu, thì nên gia nhập vào Hội
Thánh Tin-lành để học hỏi thêm về Chúa, về giáo lý và củng cố niềm tin.
2.
TÔN GIÁO NÀO CŨNG DẠY LÀM LÀNH LÁNH DỮ, ĐƯA
RA NHỮNG PHƯƠNG CÁCH GIÚP CHO CON NGƯỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC HƠN. TIN LÀNH CŨNG VẬY
THÔI.
Nhận định trên đúng cho tất cả các tôn giáo
khác trừ Tin-lành, vì Tin-lành không dạy cách để con người sống đạo đức mà ngược
lại, Tin-lành tuyên bố con người không thể nào dùng sức riêng của mình để sống
đạo đức được. Con người hoàn toàn thất bại khi cố gắng sống đạo đức, càng cố gắng
càng thấy mình tệ hơn Một Thánh nhân đã nói trong Kinh Thánh: “Vả, tôi biết
điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn
làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn, vì tôi không làm điều mình muốn,
nhưng làm điều dữ mình không muốn”. Và Thánh nhân này kết luận: “Ví bằng
tôi làm điều không muốn, ấy chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở
trong tôi vậy” (Rô-ma 7:18-20).
Không có một phương cách nào giúp cho con
người tự mình sống đạo đức được cả, kể cả “theo đạo Tin-lành”, vì tôn giáo
không cứu được con người.
Chúng ta là những con người tội lỗi, và cả thế giới nầy cũng không có một ai sống đạo đức toàn hảo cả như Kinh Thánh chép: “Chẳng một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô-ma3:10 ). Rất nhiều phương cách được đưa ra để
giúp con người sống đạo đức hơn, nhưng vì tội lỗi đã ở trong bản chất của con
người nên trước mặt Đức Chúa Trời mọi cố gắng đó cũng chỉ như là một chiếc áo
nhớp nhúa tội lỗi mà thôi (Ê-sai 64:6).
Để giải quyết cái gốc tội lỗi đó, Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, phải đến trần gian chịu chết đền tội cho con người, rồi Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết để đảm bảo giá trị đền tội.
Chúng ta là những con người tội lỗi, và cả thế giới nầy cũng không có một ai sống đạo đức toàn hảo cả như Kinh Thánh chép: “Chẳng một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rô-ma
Để giải quyết cái gốc tội lỗi đó, Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời, phải đến trần gian chịu chết đền tội cho con người, rồi Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết để đảm bảo giá trị đền tội.
Kinh Thánh phán: “Thật vậy, khi chúng
ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội”. Do
đó, đối với người tin nhận Chúa Giê-xu là Đấng chịu chết cho cá nhân mình, thì
Kinh Thánh phán: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín
công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”
(I Giăng 1:9).
Vì vậy cách duy nhất để có thể sống đạo đức là tin và tiếp nhận Chúa Giê-xu vào lòng để Ngài sống trong chúng ta. Ngoài cách tin nhận Chúa Giê-xu thì không còn bất kỳ phương cách nào khác.
Vì vậy cách duy nhất để có thể sống đạo đức là tin và tiếp nhận Chúa Giê-xu vào lòng để Ngài sống trong chúng ta. Ngoài cách tin nhận Chúa Giê-xu thì không còn bất kỳ phương cách nào khác.
4. THEO ĐẠO TIN LÀNH CÓ PHẢI LÀ BỎ ÔNG BỎ
BÀ KHÔNG?
Đa số người ViệtNam quan niệm rằng Đạo Tin-lành là Đạo bỏ Ông
bỏ Bà. Thành kiến này do hiểu lầm cách thức người Tin-lành bày tỏ lòng hiếu thảo
với tổ tiên, cha mẹ đã khuất, không giống với những hình thức thông thường của
người chịu ảnh hưởng Tam giáo (Phật – Lão – Nho), nghĩa là không nhang đèn,
không bàn thờ, không giỗ kỵ.
Đa số người Việt
Thật ra, tin Chúa mới đáng gọi là hiếu
kính. Điều răn thứ 5 trong 10 điều răn Chúa dạy: “Hãy hiếu kính cha mẹ
ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:12 ). Luật pháp xử tử những ai mắng cha chưởi
mẹ (Lê-vi ký 20:9). Chính Chúa cũng cấm những ai hầu việc Ngài thế cho sự hiếu
thảo (Mác 7:10 -12).
Về sự hiếu thảo thì loài người chưa có một tiêu chuẩn chung làm mực thước. Ví
như bên kia rặng Hy-mã-lạp-sơn, một sắc dân ngày xưa, khi ông bà cha mẹ đến 60
tuổi là con cháu đưa lên cây cao, rồi chặt cho cây ngã xuống chết, họ cho đó là
sự hiếu thảo. Về điều đó chúng ta nghĩ sao? Với những nước Tây phương, họ không
có bàn thờ để thờ tự như người Á đông, chẳng lẽ tất cả họ đều bất hiếu? Mà sao
họ lại giàu có văn minh như vậy, còn đa số người Á đông chúng ta lại làm sự đó
để gọi là hiếu, để ông bà “phù hộ” lại nghèo nàn, lạc hậu.
Chúng ta suy nghĩ gì khi cổ nhân nói lên sự
thật: “Sống không cho ăn, chết làm cỗ, làm văn tế ruồi”. Hay khi đặt
lên bàn thờ những hoa quả bằng nhựa để cúng thì có thể gọi là hiếu được không?
Và thờ cúng ông bà thì đến bao nhiêu đời là đủ? Có người quan niệm được bao
nhiêu hay bấy nhiêu, có người khác thì chừng ba hay bốn đời, còn trên nữa thì
có chỗ khác lo!!!
Quan niệm biết ơn người có công sinh thành
dưỡng dục là điều đúng, nhưng nên nhớ rằng tất cả mọi người trải qua các đời đều
do Đức Chúa Trời dựng nên, và ban cho sự sống, nên chỉ thờ phượng một mình Ngài
là đủ. Chúa cấm liên hệ đến người đã chết (Ê-sai 8:19).Quan niệm hiếu thảo của
Cơ-đốc giáo như sau: khi ông bà cha mẹ còn sống thì phải lo cho tròn phận sự
làm con; nếu cha mẹ chưa tin Chúa Giê-xu thì điều cần thiết nhất là khuyên lơn
người tin Chúa để được cứu rỗi linh hồn; khi cha mẹ qua đời thì phải lo chôn cất
đàng hoàng tử tế. Trong cuộc sống, phải sống đạo đức, chân thật với dòng họ, với
mọi người, để dòng họ không bị tiếng xấu mà ô danh.
5. “HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG”. NẾU ĐẠO
TIN-LÀNH LÀ TỐT, LÀ ĐÚNG, THÌ TỰ NHIÊN NGƯỜI TA TÌM ĐẾN, CẦN GÌ PHẢI QUẢNG CÁO
HAY TRUYỀN GIẢNG?
Đúng, vật tự nhiên thơm, thì không cần quảng
cáo cái thơm. Tuy nhiên, để cho người khác biết thơm, thì phải đem cái vật thơm
đó cho người ấy ngửi.
Cũng vậy, Tin lành nếu không giảng, không nói ra thì thể nào người ta có thể nghe, hiểu và tin nhận. Một câu chuyện hay, một một phương thuốc tốt, một tin tức quan trọng,… sẽ chẳng có ích lợi cho người nào nếu không ai biết đến nó. Và người ta chỉ nghe được Tin-lành khi những người đã tin Chúa loan báo. Vì vậy, người Tin-lành không quảng cáo đạo Tin-lành là tốt lành, bởi ngay hai chữ “TIN-LÀNH” cũng đầy đủ mùi thơm, nhưng chúng ta rao giảng ấy là để mọi người hiểu được mình đang cần một tin tức tốt lành như vậy.
Cũng vậy, Tin lành nếu không giảng, không nói ra thì thể nào người ta có thể nghe, hiểu và tin nhận. Một câu chuyện hay, một một phương thuốc tốt, một tin tức quan trọng,… sẽ chẳng có ích lợi cho người nào nếu không ai biết đến nó. Và người ta chỉ nghe được Tin-lành khi những người đã tin Chúa loan báo. Vì vậy, người Tin-lành không quảng cáo đạo Tin-lành là tốt lành, bởi ngay hai chữ “TIN-LÀNH” cũng đầy đủ mùi thơm, nhưng chúng ta rao giảng ấy là để mọi người hiểu được mình đang cần một tin tức tốt lành như vậy.
Nói với thân hữu của chúng ta: Bây giờ
Tin-lành là “mùi thơm” đến với bạn, bạn có thấy “thơm” không? Có gì trở ngại
khiến bạn chưa nhận “mùi thơm” Tin-lành.
Cũng xin nhắc các tín hữu, ngoài những lời làm chứng về sự cứu rỗi cho người khác, chúng ta phải có đời sống xứng đáng mà qua đó thiên hạ có thể nhận biết chúng ta là môn đồ Chúa. Hãy “rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn” (I Cô-rinh-tô2:14 ).
Cũng xin nhắc các tín hữu, ngoài những lời làm chứng về sự cứu rỗi cho người khác, chúng ta phải có đời sống xứng đáng mà qua đó thiên hạ có thể nhận biết chúng ta là môn đồ Chúa. Hãy “rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn” (I Cô-rinh-tô
6. TẠI SAO NGƯỜI TIN-LÀNH HAY LÔI KÉO VÀ DỤ
DỖ NGƯỜI KHÁC NHẬP ĐẠO CỦA MÌNH VẬY?
Từ “lôi kéo” hay “dụ dỗ” là cách mà thế
gian lên án khi nghe Tin-lành, mà Kinh Thánh cho biết họ bị “chúa đời nầy
(ma quỷ) đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của
Tin-lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 4:4).
Để gọi là “lôi kéo” hay “dụ dỗ” thì hành động
đó phải nhằm một lợi ích cá nhân. Trong khi đó, việc rao báo Tin-lành không chiếm
đoạt điều gì từ người nghe, trái lại còn đem đến cho họ sự cứu rỗi, phước hạnh
cho cả đời này lẫn đời sau. Vậy nên, việc rao giảng Tin-lành chính là sự chia sẻ,
là nghĩa cử tình thương.
Hơn nữa, người Tin-lành không kêu gọi người
khác gia nhập vào Đạo, hay một tổ chức tín hữu, bởi như đã nói, chỉ một mình Đức
Chúa Giê-xu mới cứu được con người, và Ngài chỉ cứu những ai tiếp nhận Chúa một
cách thật lòng.
Thưa quý vị tín hữu, người đời có thể cho rằng
chúng ta đang “dụ dỗ” hay “lôi kéo” người khác gia nhập đạo. Nhưng tự trong
lòng mình phải biết rõ ràng Tin-lành mà chúng ta đã nhận lấy là Tin Mừng mà
không thể nào giấu kín trong lòng, bắt buộc phải chia sẻ điều đó cho những người
chưa biết. Đó là nếp sống, sự phát triển tự nhiên trong niềm tin của người tín
hữu. Cũng cần phải biết rõ ràng phần thưởng của những kẻ dắt đem nhiều người về
với Chúa là lớn lắm.
7. TIN THEO TIN-LÀNH, PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?
Nhiều người thường nghĩ rằng “Tin theo Tin-lành” nghĩa là tin để làm lành, chúng ta cần phải xác định rõ ràng Tin-lành là một tin tức tốt lành, là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”. Vậy, “Tin theo Tin-lành” không có nghĩa là theo một hình thức tôn giáo, mà là tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cho cá nhân mình. Xác định như vậy, ta sẽ thấy rằng không cần bàn thờ, không cần của lễ, mà chỉ cần lấy đức tin tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, mời Ngài ngự vào lòng mình. Bằng cách thưa chuyện trực tiếp với Chúa, một cách chân thành, hết lòng. (Đại ý: “Kính lạy Chúa, con biết Chúa yêu thương con, đã đến trần gian làm người chịu chết đền tội cho con. Bây giờ con xin ăn năn tội của con bao nhiêu năm qua không thờ phượng Ngài. Con quyết định tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của con. Xin Chúa tha tội cho con, đổi mới đời sống con, ngự vào lòng con làm Chủ và dẫn dắt con đến khi con gặp Chúa. Xin dạy con biết chia sẻ tình thương này cho nhiều người xung quanh con. Con cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Giê-xu. A-men”)
Nhiều người thường nghĩ rằng “Tin theo Tin-lành” nghĩa là tin để làm lành, chúng ta cần phải xác định rõ ràng Tin-lành là một tin tức tốt lành, là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”. Vậy, “Tin theo Tin-lành” không có nghĩa là theo một hình thức tôn giáo, mà là tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cho cá nhân mình. Xác định như vậy, ta sẽ thấy rằng không cần bàn thờ, không cần của lễ, mà chỉ cần lấy đức tin tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, mời Ngài ngự vào lòng mình. Bằng cách thưa chuyện trực tiếp với Chúa, một cách chân thành, hết lòng. (Đại ý: “Kính lạy Chúa, con biết Chúa yêu thương con, đã đến trần gian làm người chịu chết đền tội cho con. Bây giờ con xin ăn năn tội của con bao nhiêu năm qua không thờ phượng Ngài. Con quyết định tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của con. Xin Chúa tha tội cho con, đổi mới đời sống con, ngự vào lòng con làm Chủ và dẫn dắt con đến khi con gặp Chúa. Xin dạy con biết chia sẻ tình thương này cho nhiều người xung quanh con. Con cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Giê-xu. A-men”)
Chúa sẽ đoái xem và nhậm lời cầu nguyện của
mình, nhận ta làm con Ngài và và ban một sự sống phong phú, mới mẻ trong Chúa. Sau
khi tiếp nhận Chúa, trở nên con cái Ngài, chúng ta nên đến một nhà thờ Tin-lành
gần nơi mình ở để cùng với anh em chung niềm tin thờ phượng Chúa, học hỏi Lời
Chúa để mỗi ngày một kinh nghiệm Chúa nhiều hơn.
8. THEO ĐẠO TIN-LÀNH CÓ ĐƯỢC GIÚP ĐỠ GÌ
KHÔNG?
Một người tin Chúa với đức tin chân thật sẽ được hai nguồn giúp đỡ:
+ Từ anh em trong Hội thánh: Khi tin Chúa Giê-xu, chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời, là anh em với những người tin Chúa trong Hội Thánh như trong một gia đình. Từ sự yêu thương đó, khi có những vui buồn, ta có thể được những anh em trong Chúa an ủi chia sẻ. Khi có những nan đề, ta sẽ được anh em cầu thay cho. Về phương diện vật chất, tuy rằng thỉnh thoảng có giúp, nhưng đó không phải mục đích của Hội Thánh, và thiết tưởng đó cũng không phải là mục đích để chúng ta tin nhận Chúa. Sự giúp đỡ vật chất chỉ là do yêu thương, do tự nguyện. Thêm một điều nữa, vì Chúa dạy yêu thương lẫn nhau, nên khi tin Chúa, ta cũng có bổn phận giúp đỡ người khác thay vì chờ người khác giúp đỡ mình.
Một người tin Chúa với đức tin chân thật sẽ được hai nguồn giúp đỡ:
+ Từ anh em trong Hội thánh: Khi tin Chúa Giê-xu, chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời, là anh em với những người tin Chúa trong Hội Thánh như trong một gia đình. Từ sự yêu thương đó, khi có những vui buồn, ta có thể được những anh em trong Chúa an ủi chia sẻ. Khi có những nan đề, ta sẽ được anh em cầu thay cho. Về phương diện vật chất, tuy rằng thỉnh thoảng có giúp, nhưng đó không phải mục đích của Hội Thánh, và thiết tưởng đó cũng không phải là mục đích để chúng ta tin nhận Chúa. Sự giúp đỡ vật chất chỉ là do yêu thương, do tự nguyện. Thêm một điều nữa, vì Chúa dạy yêu thương lẫn nhau, nên khi tin Chúa, ta cũng có bổn phận giúp đỡ người khác thay vì chờ người khác giúp đỡ mình.
+ Sự giúp đỡ từ Chúa: Điều quan trọng
là người tin Chúa sẽ được Đức Chúa Trời giúp đỡ, vì là con của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh nhiều lần xác nhận như vậy (Thi-thiên 23 và 121). Lời Chúa dạy:
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ
cho thêm mọi điều ấy nữa” (Ma-thi-ơ 6:33 ). Nghĩa là ta phải hết lòng tìm kiếm cho
được Chúa trước, thì mọi nhu cầu Chúa sẽ lo liệu chu tất. Bằng chẳng, ai tin
Chúa vì mục đích mưu tìm vật chất, những sự trợ giúp,… thì chẳng thể nào gặp
Chúa và cuối cùng sẽ mất hết cả hai (I Cô-rinh-tô 15:19 ).
Tóm lại, chúng ta chỉ nên quan tâm đến một
điều quan trọng hơn hết ấy là linh hồn của mình, với những ai tin Chúa Giê-xu
thật lòng, thì chắc chắn linh hồn sẽ được cứu rỗi. Chúa lại phán: “Ta đã đến,
hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (Giăng 10:10 ). Nghĩa là chẳng những Chúa ban sự sống đời
đời vinh hiển nơi thiên đàng, mà Ngài cũng hứa giúp đỡ cho ta một cuộc sống dư
dật ở đời tạm này. Hãy đặt trọn niềm tin nơi Chúa, vì người nào nhờ cậy nơi
Ngài thì được bình an vô sự (Thi-thiên 91).
9. CÓ THỂ VỪA TIN CHÚA VỪA THEO CÁC TÔN
GIÁO KHÁC ĐƯỢC KHÔNG?
Ta có quyền tìm hiểu nhiều tôn giáo cùng một
lúc, để tìm biết cái đúng cái hay của mỗi tôn giáo. Nhưng nếu muốn được cứu rỗi,
muốn được tha thứ tội lỗi, muốn được làm con Đức Chúa Trời thì chỉ có một cách
duy nhất là tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống mình, chỉ một
mìng Ngài mà thôi. Vì chúng ta cần phải biết rõ:
+ Các tôn giáo đều chỉ giúp con người biết
cái sai trật của mình và có những lời khuyên bảo, nhưng không có tôn giáo nào cứu
được con người. Khổng Tử nói: “Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo giả”
(nghĩa là: Phạm tội với Trời thì không thể cầu khẩn nơi nào).
+ Người không có tôn giáo cũng có cái đúng
cái hay. Vậy thì không cần tôn giáo.
+ Kinh Thánh khẳng định, ngoài Đức Chúa Giê-xu không có sự cứu rỗi nào khác (Công-vụ4:12 ).
Ngài phán: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống; Chẳng bởi Ta thì không ai
được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Xin khẳng định với bạn rằng ngoài Chúa
Giê-xu ra thì chưa có một ai, một giáo chủ nào tuyên bố rằng chính mình là chân
lý cả.
+ Kinh Thánh khẳng định, ngoài Đức Chúa Giê-xu không có sự cứu rỗi nào khác (Công-vụ
Vậy thì thử hỏi, nếu bạn đã tìm ra đúng thứ
thuốc có thể chữa lành bệnh cho mình thì có cần phải uống thêm tất cả mọi thứ
thuốc khác cho chắc ăn không? Đó là một điều vô cùng nguy hiểm. Còn nếu bạn vẫn
thật sự chưa an tâm vào những gì bạn đang tin, hãy phó thác niềm tin của mình
cách trọn vẹn nơi Chúa, bạn sẽ thôi nghi ngờ, Ngài sẽ ban cho ta sự bình an thật,
“sự bình an chẳng phải như thế gian cho” (Giăng 14:27).
10. TẠI SAO CÓ ÍT NGƯỜI THEO ĐẠO TIN-LÀNH?
Thật ra tính chung trên thế giới thì số người
theo Tin-lành là một con số khá lớn, nhất là tại các nước tiên tiến. Riêng tại
Việt Nam , có hai lý do có ít người theo Tin-lành:
Lý do từ con người: · Tin-lành bị hiểu lầm
là Đạo bỏ ông bỏ bà (xem câu số 4).
· Vì cách sống của người Tin-lành theo Lời Chúa dạy là tỏ ra sự công bình, thánh khiết, yêu thương, nghĩa là phải có đức tin thật đặt nơi Chúa Giê-xu, để quyền năng Chúa tái tạo nên một người mới, thoát lốt người cũ, là người: “gian dâm, ô uế, luông tuồng thờ hình tượng, thù oán, tranh đấu, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống…” (Ga-la-ti 5:19-21). Trong khi đó bản tánh của con người tự nhiên thường đề kháng chống lại, không chịu như vậy (Rô-ma7:21 ).
Do tôn giáo mà họ đang theo thường tạo một
áp lực trong các cộng đoàn tôn giáo tập trung, nên một người Việt Nam tin Chúa theo Tin-lành hay bị gây khó
khăn. Nếu một người không có đức tin thật nơi Chúa, thì khó giữ được đức tin
trước những áp lực đó. Do cách truyền đạo của người Tin-lành: chỉ lấy tình yêu
thương giải thích, khuyên mời, không muốn người mê tín, hay tin để được một thứ
vật chất tạm trên đất, Đạo Chúa cũng không thoả mãn lòng tham muốn của dục vọng
con người. Cũng có thể do sự thiếu tích
cực của người đã theo Tin-lành. Lý do từ ma quỷ: Nên biết rằng, người tin Chúa Giê-xu, theo
Tin-lành là người được thoát khỏi quyền lực quỷ Sa-tan mà đến với Đức Chúa Trời
(Công Vụ 26:18). Do đó nó sẽ không dễ dàng để người đã vốn thuộc về nó trở về
thờ phượng Đức Chúa Trời Chân Thần, là Cha yêu thương. Ma quỷ sẽ tìm đủ mọi
cách trong quyền lực tối tăm của nó để ngăn cản. Nếu người nào không quyết tâm
nhờ Chúa, tin Chúa thì sẽ cứ thờ lạy nó. Sự kiện ít người nhận được sự cứu rỗi
cũng đã được Chúa Giê-xu nói đến: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường
khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật
dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:13 -14). Thưa bạn, là người đã hiểu Tin-lành của
Đức Chúa Trời, bạn là người không tin mù quáng, không sống theo tiêu chuẩn đông
người, Chúa kêu gọi bạn: “Hãy vào cửa hẹp để được sự sống”.
· Vì cách sống của người Tin-lành theo Lời Chúa dạy là tỏ ra sự công bình, thánh khiết, yêu thương, nghĩa là phải có đức tin thật đặt nơi Chúa Giê-xu, để quyền năng Chúa tái tạo nên một người mới, thoát lốt người cũ, là người: “gian dâm, ô uế, luông tuồng thờ hình tượng, thù oán, tranh đấu, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống…” (Ga-la-ti 5:19-21). Trong khi đó bản tánh của con người tự nhiên thường đề kháng chống lại, không chịu như vậy (Rô-ma
MT: Christianback nguyenngocbach
HT:SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét