­Top Banner Advertisement
Tin bài mới
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Tìm hiểu Kinh Thánh

          Kinh Thánh là cuốn sách có một không hai. Hơn ba tỉ người xem cuốn sách này là Thánh. Đây là sách bán chạy nhất của mọi thời đại, ước tính có khoảng sáu tỉ bản (toàn bộ hay từng phần) được in trong hơn 2.400 ngôn ngữ
Vâng. Kinh Thánh không phải là một cuốn sách truyền thuyết. Không giống như những cuốn sách tâm linh khác, nó không đòi hỏi một đức tin mù quáng. Có nhiều loại bằng chứng ủng hộ sự chính xác về lịch sử của Kinh Thánh cũng như sự công bố của nó về uy quyền thiên thượng.
Lịch sử cổ đại ủng hộ sự chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh.
Các sách Phúc Âm cung cấp nhiều bản ghi chép đáng tin cậy về cuộc đời của Chúa Jesus.
Khảo cổ học ủng hộ các bản văn Kinh Thánh.
Sự nghiên cứu nguyên bản khẳng định các sách của Kinh Thánh không thay đổi từ khi được viết ra lần đầu tiên.
Qua hàng ngàn năm, hàng tỉ người nam và người nữ trên thế giới trải qua nhiều thời đại đã được biến dổi khi tiếp xúc với ánh sáng lời Chúa là "Kinh Thánh"  Thi 119:105 Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi.

I. GIỚI THIỆU VỀ KINH THÁNH
Kinh Thánh (hoặc Thánh Kinh; từ gốc tiếng Hy Lạp là "quyển sách") là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng thuộc về Đc Chúa Trời.  
*Kinh Thánh nghĩa là cuốn sách (The Book). Thực ra Thánh kinh là một Bộ Sách gồm 66 cuốn nhỏ (chia thành 2 phần: Cựu ước (39 cuốn), và Tân ước (27 cuốn).
- Cựu Ước (Old Testament) 39 cuốn nhỏ là những sách chép trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh.
Cựu ước  nguyên văn viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ (Do Thái) với một phần sách Đa-ni-ên à Ê-xo-ra viết bằng tiếng Aram.
* Cựu
* Ướcgiao ước hay là thỏa thuận.
- Cựu ước nghĩa là giao ước (thỏa thuận,) cũ do Đức Chúa Trời đã thiết lập với tuyển dân của Ngài là dân Y-sơ-ra-ên (Do Thái).
- Cựu Ước mục đích trình bày Thiên Chúa quyền năng dựng nên trời đất và  tạo dựng muôn vật.  Nói về một dân tộc đầu tiên trên đất, là dân tuyển thông minh và khôn ngoan nhất thế giới là (Do Thái) nhưng cũng nói đế nguồn gốc của tội lỗi, sự xa ngã của loài người V.v.

Tân Ước (New Testament) là những sách chép sau Chúa giáng sinh.           
Tân ước viết bằng tiếng Hy-lạp
* "Tân" là mới.
* "ƯỚc" là giao ước mới.
- Tân ước nghĩa là Đc CHúa Trời kết ước với toàn nhân loại qua huyết báu (máu) của Chúa Giê-xu. Để qua đó được cứu rỗi đời đời.
Đức Chúa Trời Kết ƯỚc với nhân loại trong tin lành Giăng  1:12;  3:16
* Tân Ước có mục đích trình bày lời giảng dạy, những phép lạ, cuộc sống sự chết, phục sinh của Chúa Giê-xu, và hoạt động của hội Thánh ban đầu. 
*Mục đích tối chung của Kinh Thánh là để hướng dẫn nhân loại sống theo chân lý,  để loài người được cứu rỗi đời đời trên Thiên đàng.

II. LÀM SAO BIẾT KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI?
- Đó là sự hiệp một trọn vẹn kỳ diệu của Kinh Thánh mặc dù có hơn 40 người viết khác nhau về trình độ, hoàn cảnh.  
- Thời gian viết trải dài gần 2000 năm nhưng nội dung thì không hề bị mâu thuẫn nhưng hộ tương nhau kỳ diệu
2 Phi-e-rơ 1:20-21 20 Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.
- Sự ứng nghiệm trọn vẹn của Kinh Thánh: Tấ cả những lời tiên tri trong Kinh Thánh bao gồm mọi lãnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức....đều ứng nghiệm chính xác.  Roma 9:28 28 vì Chúa sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài cách trọn vẹn và vội vàng trên đất.

Những nét đặc trưng.

Các lời tiên tri của Kinh Thánh thường rõ ràng và được ứng nghiệm ngay cả trong những chi tiết nhỏ. Các lời tiên tri này thường liên quan đến những vấn đề rất quan trọng và nói ngược lại những gì mà người đương thời có lẽ đã nghĩ.

 

Một trong số trường hợp nổi bật ứng nghiệm lời tiên tri trong kinh Thánh

* Xây dọc hai bên bờ sông Ơ-phơ-rát, thành Ba-by-lôn xưa được gọi là “trung tâm chính trị, tôn giáo và văn hóa của phương Ðông thời cổ đại”. Khoảng năm 732 TCN, nhà tiên tri Ê-sai viết lời tiên tri báo trước tai họa—Ba-by-lôn sẽ sụp đổ. Ê-sai nêu rõ các chi tiết: một nhà lãnh đạo tên là “Si-ru” sẽ chinh phục thành này; nước sông Ơ-phơ-rát, được xem là lá chắn của thành, sẽ “cạn”; và các cửa thành sẽ “không được đóng lại” (Ê-sai 44:27–45:3). Khoảng 200 năm sau, vào ngày 5 tháng 10 năm 539 TCN, lời tiên tri này được ứng nghiệm từng chi tiết. Sử gia Hy Lạp Herodotus (thế kỷ thứ năm TCN) xác nhận những diễn tiến dẫn đến sự thất thủ của thành Ba-by-lôn. *
Kinh Thánh nói trước cách chính xác là một nhà lãnh đạo tên Si-ru sẽ chinh phục Ba-by-lôn hùng mạnh
Một chi tiết khác về lời tiên tri Ê-sai ứng nghiệm
* Ê-sai báo trước một điều khác gây sửng sốt về Ba-by-lôn: “Nó sẽ chẳng hề có người ở nữa” (Ê-sai 13:19, 20). Báo trước một thành đang mở rộng, có vị trí chiến lược sẽ vinh viễn tan hoang, quả là điều táo bạo. Thông thường, bạn có lẽ nghĩ một thành như thế sẽ được xây dựng lại nếu bị tàn phá. Mặc dù Ba-by-lôn tiếp tục tồn tại trong một thời gian sau khi bị chinh phục, lời tiên tri của Ê-sai cuối cùng đã thành sự thật. Theo báo cáo của tạp chí Smithsonian, ngày nay nơi mà thành Ba-by-lôn cổ xưa từng tọa lạc là vùng đất “bằng phẳng, nóng bức, hoang vắng và bụi bặm”.
Thật đáng sợ khi nghĩ đến tầm mức rộng lớn của lời tiên tri Ê-sai. Ðiều ông tiên tri tương đương với việc báo trước chính xác cách mà một thành phố hiện đại, chẳng hạn như New York hoặc Luân Ðôn, sẽ bị hủy diệt 200 năm sau và rồi khẳng định là nó sẽ chẳng hề có người ở nữa. '
Dĩ nhiên, điều đáng chú ý nhất là lời tiên tri của Ê-sai đã thành sự thật! 
Sự ứng nghiệm tiên tri về thành Giê-ru-sa-lem (Mathiơ 24:2, 5:22)
- Lời tiên tri này được ứng nghiệm vào năm 70 S.C tướng Titus người Lamã đã vây hãm thành năm 70 S.C, người Lamã rất coi trọng về kĩ thuật, về những kiến trúc cổ xưa nên ông ra lệnh không được đập phá đền thờ, nhưng ban đêm anh lính canh bất cẩn để cây đuốc vào kho đền thờ và bốc cháy, tấ cả vàng được cẩn trên cột, trên tường, bàn thờ chảy ra, linh Lamã lòng nổi lên họ đập tường, nạy những cục đá để tìm vàng. Vì thế không có hòn đá nào chồng trên hòn đá nào mà không bị đổ xuống y như lời Chúa Giê-xu đã phán.
Từ đó CHúa khiến dân Do Thái tản lạc khắp thế giới. (Êxechien 36:18-19 Ta đã rải cơn thạnh nộ của ta trên chúng nó, vì cớ huyết mà chúng nó đã làm đổ ra trên đất, và vì chúng nó đã làm ô uế đất ấy bởi thần tượng mình. 19 Ta đã làm tan tác chúng nó trong các dân, và chúng nó đã bị rải ra trong nhiều nước; ta đã xét đoán chúng nó theo đường lối và việc làm)
- Tiên tri về dân Do Thái lập quốc: Amốt 9:15; Êxechien 36:22-38. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm dân Do Thái bị lưu đầy suốt 1878 năm, vào năm 1948 dân Do Thái trở về lập quốc, đến ngày 11-5-1949 thì Liên Hiệp Quốc công nhận Tân quốc gia Do Thái. Lời tiên tri trong Phục truyền 32:11-13 cũng được ứng nghiệm khi người ta đem máy bay to lớn như hình con chim ưng rước họ về.
- Các tiên tri nói về cuộc đời của Chúa Giê-xu đã ứng nghiệm từng chi tiết và còn rất nhiều lời tiên tri khác trong Kinh Thánh đã được ứng nghiệm mà không thể liệt kê ra đây hết được

- Tóm lại: con người không thể nói trước được sự việc cách 500 năm 1000 năm, 1500 năm rồi sau đó  đúng từng chi tiết được. Điều đó chỉ có Đức Chúa Trời làm mà thôi. Amen!

- Sự tồn tại kỳ diệu của Kinh Thánh: Dù trải qua nhiều thời đại, có nhiều kẻ chống đối, và có những bạo chúa đã đốt, thủ tiêu, ra lệnh nghiêm cấm lưu giữ, nhưng Kinh Thánh vẫn tồn tại đến nay và sẽ còn mãi. (IPhi 1:25 Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. [†] Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh emEsIs 10:22,23 )

III. AI LÀ TÁC GIẢ KINH THÁNH?
Đức Thánh Linh  là tác giả Kinh Thánh (IIPhi-e-rơ 1:21; Công vụ1:6)
(Lưu ý: ) Đức Thánh Linh là Ngôi thứ 3 trong 3 ngôi Đức CHúa Trời, nên Đức Thánh Linh cũng chính là Đức CHúa Trời

IV. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ SỬ DỤNG AI VIẾT KINH THÁNH?
Đức Chúa Trời (Đức Thánh Linh) đã soi dẫn, khải thị cho các tiên tri và các sứ đồ rồi cảm động lòng họ viết ra Kinh Thánh theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong  IITi-mô-thê 3:16  "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn.."  Nghĩa là Đức Chúa Trời đã thần cảm, cảm động cho con người để viết ra những ý tưởng, những thông điệp của Ngài (Con người như những thứ ký ghi chép lại nhừng gì mà  Đức Chúa Trời cho phép viết ra)
 (IIPhi 3:1-2; Êphêsô 3:5). Nhưng khi họ viết Kinh Thánh thì trình bày theo thuật ngữ riêng của họ. Tuy Nhiên Đc Thánh Linh kiểm soát, canh giữ tư tưởng mỗi câu, mỗi lời để bảo đảm cho lời Đức Chúa Trời được chính xác.

V. LÀM SAO BIẾT KINH THÁNH ĐÁNG TIN CẬY?
- Đã được Hội Thánh chung trên toàn thê giới thừa nhận có uy quyền.
- Ngay cả những tà giáo và bội đạo cũng buộc lòng phải thừa nhận những gì nói trong Kinh Thánh là sự thật.
- Những nhân vật đáng tin cậy và nhiều người thời đó như Basilides, Celus, Caprecate v.v.
- Các nhà chuyên môn đã định tuổi được cho các bản kinh Thánh cổ xưa đã tìm được. Một cuộc khảo xét 4000 bản Kinh Thánh cổ đang còn trên thế giới. Đã xác định tính chất đáng tin Kinh Thánh. Những bản cổ xưa nhất còn đến ngày nay là:
Bản Vatican ở Rô-ma thế kỷ 4
Bản Sinaitic ở Lêningrad Liên xô thế kỷ 4
Bản Alexandria ở Lôn đôn thế kỷ 5
Với sự gạn lọc, đối chiếu và nhiều phương pháp hiện đại khác các nhà chuyên môn giúp chũng ta thấy rằng: Mọi điều trong Kinh Thánh mà chúng ta có ngày nay thì không có gì khác thời các sứ đồ.

VI. NHỮNG ÍCH LỢI TỪ KINH THÁNH
Kinh Thánh là sách tối thượng, có thẩm quyền vượt lên cao hơn tất cả các sách được viết ra trên thế gian này. Kinh Thánh là sách duy nhất đem lại những lợi ích to lơn như sau:
- Chỉ cho chúng ta con đường cứu rỗi (Giăng 14:6)
- Có quyền năng biến đổi đời sống con người và sống đẹp lòng Chúa (II Phierơ 3:16)
- Là thức ăn bồi bổ tâm linhn (Mathiơ 4:4)
- Chỉ dẫn con đường mình phải đi, phải làm cách đúng đắn (IITi 3:17 )
- Bí quyết để thành công và phước hạnh (Giôsuê 1:8)

VII. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ PHƯỚC HẠNH TƯ KINH THÁNH?
Muốn nhận được phước hạnh và thành công thì trước nhất chúng ta phải
- Có tấm lòng khiêm nhường IPhi 5:5 5 Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão. Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường.  
- Có lòng sốt sắng hầu việc Chúa Ro 12:11 11 Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa
Thực hiện các bước sau:
- Nghe lời Kinh Thánh (Khải 1:3)
- Đọc Kinh Thánh (Khải 1:3)
- Học Kinh Thánh (Philip 4:9)
- Suy ngẫm Kinh Thánh (Gia-cơ 1:25)
- Làm theo Kinh Thánh (Giô-suê 1:8)
Giô-suê 1:8 Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước. Amen!

MT: Christianback


HT: SHALOM
  • Lời nhắn của bạn
  • Lời nhắn qua Facebook

0 comments:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Tìm hiểu Kinh Thánh Rating: 5 Reviewed By: Unknown