Lu 10:2 – 4 Ngài phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì
trúng, song con gặt thì ít. Vậy, hãy xin Chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa
của mình. 3 Hãy đi; nầy, ta sai các
ngươi đi, khác nào như chiên con ở giữa bầy muông sói. 4
Đừng đem túi, bao, giày, và đừng chào ai dọc đường
.
Chúng
ta thường xuyên nghe nói đến hai chữ “Truyền Giáo”. Nguyên gốc
của chữ này là một danh từ tiếng La Tinh “Missio”, động từ là “Mittere”.
-Truyền giáo.
-Rao giảng.
-Loan báo Tin Mừng.
-Làm chứng
Từ này có nhiều nghĩa. Và một trong những nghĩa thường được hiểu
là: gửi đi, sai phái đi, để làm một công tác quan trọng.
Chúa Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian, để cứu rỗi
con người. Chính Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ ra đi, lên đường, để cộng tác với
Ngài trong sứ mạng cao cả này.
Như vậy, truyền giáo mang ba đặc tính của sự “ra đi”.
Thứ nhất: Truyền giáo là “ra đi” khỏi con người của
mình: Chúng ta biết con người ai cũng có
khuynh hướng ích kỷ, khép kín và coi mình là trung tâm. Ta thường lấy mình làm
tiêu chuẩn để phán đoán người khác. Ai không có lối suy nghĩ giống như mình thì
bị phê bình chỉ trích.
* “Ra đi” khỏi cái tôi của mình. Philip 2:5-6 5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi
sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7
chính Ngài đã tự bỏ mình đi,
lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người
Chúa Cứu Thế Giê-xu
vốn là người khiêm nhượng sẵn sàng từ bỏ các quyền lợi của Ngài để vâng lời Đức
Chúa Trời và phục vụ người ta. Cũng như Chúa Cứu Thế, chúng ta phải có thái độ
của một người đầy tớ, phục vụ vì tình yêu thương Đức Chúa Trời và tha nhân, chớ
không phải vì mặc cảm tội lỗi hay sợ hãi. Nên nhớ là bạn có thể tự chọn thái độ
của mình. Bạn có thể tiếp cận với cuộc đời, trông mong thiên hạ phục vụ mình,
hoặc bạn có thể tìm cơ hội để phục vụ người khác. Xem Mac 10:4545 Vì Con
người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta,
và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người
chính là thoát ra khỏi cái vỏ bọc hào nhoáng ích kỷ, khoe
khoang, lúc nào cũng cho mình là hơn người, mình đúng, mình tốt nhất, chúng ta
cũng phải bỏ mình đi để hòa đồng với anh chị em mình, tôn trọng sự khác biệt của
nhau; và coi người khác như trọng hơn mình
*Chấp nhận người
khác, bằng sự bao dung khi bị xúc phạm.
* Hi sinh, trả
giá: Các môn đệ đầu tiên,
khi nghe Chúa Giêsu kêu gọi, đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Các ông từ bỏ những
dự tính nghề nghiệp, từ bỏ môi trường gia đình, làng xóm.
Các ông không hề băn khoăn lo lắng cho ngày mai. Nhưng sẵn sàng
bước theo Chúa, vì các ông tin rằng: Theo Chúa, thì sẽ không phải thiệt thòi
hay thất vọng.
Thứ hai:Truyền giáo là “ra đi” khỏi những định kiến: Cuộc sống này được thêu dệt bởi những
niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Bước ra khỏi những định kiến, để
đón nhận nhau trong tình yêu thương hài hòa, không phân biệt lập trường chính
trị, tôn giáo, hay quan điểm xã hội.
Kinh nghiệm cho thấy:
Nếu người
truyền đạo mà sống gò bó trong quan niệm khắt khe, thì không thể truyền giáo có
hiệu quả. Người truyền đạo như là "Muối của đất" và "Ánh sáng của
thế gian" để ra đi rải vị mặn, mang ý nghĩa cho đời, tỏa ánh sáng chan hòa
với đồng loại đang ở nơi tăm tối của tâm linh.
Tgười
truyền đạo mà dửng dưng với những giá trị trần thế, hoặc khép mình trước những
biến cố vui buồn của cuộc sống chung quanh, thì sẽ là một Hội Đạo ảm đạm u sầu,
thay vì hân hoan hy vọng.
Người
truyền đạo không dấn thân phục vụ con người, thì sớm muộn gì, cũng sẽ trở nên một
thứ ao tù, không lối thoát và thiếu sức sống
Thứ ba:Truyền giáo là “ra đi”, để kể lại cuộc đời của Chúa Giêsu. *
* Câu chuyện về Chúa Giêsu đã được kể từ 2015 năm nay, mà vẫn không lỗi
thời. Lời giảng của Chúa Giêsu đã được loan báo từ 21 thế kỷ, mà vẫn không mất
tính thời sự.
Ngày nay, cuộc đời của Chúa Giêsu đã và đang được kể lại một
cách phong phú, không chỉ qua sách vở, mà còn qua cuộc đời của các tín hữu.
Như thế, xuyên qua con người của ta, người khác có thể đọc được
cuộc đời của Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng đã cảm thông với người đau
khổ, đã chữa lành người bệnh tật, đã phục sinh người chết, đã chúc lành và chia
sẻ niềm vui với đôi tân hôn trong ngày cưới.
Như vậy, truyền giáo chính là sống như Chúa Giêsu đã sống, yêu
như Chúa Giêsu đã yêu. Truyền giáo là có trái tim như trái tim của Chúa, có đôi
mắt như đôi mắt của Chúa. Trái tim để yêu và đôi mắt để trao gửi tình thân.
* Chúng ta làm chứng không chỉ bằng lời nói nhưng bằng lối sống
tỏa hương Phi
4:8 8 Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi
chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi
đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức
đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến. Amen!
MT
Christianback Nguyenngocback
HT
Shalom.
0 comments:
Đăng nhận xét