CHỦ ĐỀ: MỤC
ĐÍCH CỦA ĐỨC
CHÚA TRỜI TRÊN CUỘC ĐỜI BẠN
I Tim-mô-thê 1:15-16 Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội,
ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có
tội đó ta là đầu. 16 Nhưng ta đã đội ơn
thương xót, hầu cho Đức Chúa Jêsus Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của Ngài ra trong
ta là kẻ làm đầu, để dùng ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống
đời đời
I.
ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ KẾ HOẠCH CỨU RỖI NHÂN LOẠI
A . Chúa Jesus đến thế gian và
cứu kẻ có tội
B . Sự
thương xót và nhịn nhục của chúa dành cho Phao-lô
II.
ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ KẾ HOACH SỰ DỤNG PHAO-LÔ
* Giao giảng phúc âm trọn
vẹn
Mở bài:
Sự kiện bạn sống trên đất
này là bằng chứng rằng bạn có một sứ mệnh đặc biệt trên thế gian. Bạn sinh ra
không phải để ăn, uống, tắm, ngủ, tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng và lặp đi lặp lại
chu trình đó. Không! Có nguyên nhân để bạn sống trên đất này. Đức Chúa Trời đã
xác định mục đích cho cuộc đời bạn.
“Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định” (Truyền đạo 3:1). Vì bạn đã chào đời, nghĩa là bạn có sứ mệnh
riêng! Bạn không ở trên đất này một cách ngẫu nhiên! Đấng Tạo Hóa vĩ đại đã nghĩ
kỹ từng chi tiết của đời bạn và kế hoạch vinh hiển bạn cần phải thực hiện.
Ở
đây có ai đã đọc quyển “Sống theo đúng mục đích” của Rick Warren, vì sao ông có thể viết
được cuốn sách hay và nổi tiếng đến như vậy? bởi lẽ ông cũng thấy
được sự kêu gọi của ĐCT và mục đích của cuộc đời ông là do chúa đặt để
và sử dụng ông. Tạ ơn chúa vì điều Chúa cũng có chương trình cho chúng ta,
Amen! trong cuốn sách đó có những chương mục rất sâu sắc và đầy ý nghĩa
tuyệt vời như:
Ngày 1: Khởi Nguồn Từ Đức Chúa Trời; Ngày 2: Bạn Không Phải Là Một Sự Tình Cờ; Ngày
3: Điều Gì Lèo Lái Cuộc
Đời Bạn?; Ngày 4: Được
Tạo Dựng Cho Cõi Đời Đời; Ngày 5: Cuộc Sống Từ Cái Nhìn Của Đức Chúa Trời;
Ngày 6: Cuộc Sống
Là Một Nhiệm Vụ Tạm Thời; Ngày 7: Nguyên Nhân Của Mọi Sự
Nhưng lòng tôi
thất vọng khi thấy những con người được kêu gọi làm những công việc đặc biệt,
thực sự có giá trị, nhưng buồn thay, sự độc đáo Chúa đặt riêng trong họ đã
không được thể hiện, bởi vì họ sợ hãi phải bước đi theo đức tin. Tôi biết, những
con người ấy chưa bao giờ hiểu được mục đích thật sự của cuộc đời mình, chừng
nào họ chưa tìm thấy ý muốn của Đức Chúa Trời và quyết định làm thành ý muốn
đó. Trên khắp thế giới, người ta sống và chết mà không biết ý nghĩa sự tồn tại
của mình: họ chào đời để làm gì và họ cần làm gì trong cuộc đời. Điều này đúng
với người dân của mọi quốc gia, mọi thành phố, mọi làng mạc trên thế giới. Điều
này cũng đúng với những tín hữu không biết kế hoạch Chúa dành cho đời mình, và
hoặc biết mà không theo đuổi kế hoạch đó. và ngày hôm nay tôi và anh chị em sẽ
cũng nhau suy gẫm I
Tim-mô-thê 1:15 -16 để thấy ý muốn của ĐCT dành cho Phao-lô cũng như sứ mạng chúa dành
cho chúng ta ngày hôm nay.
Thân bài:
I. ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ KẾ HOẠCH CỨU RỖI NHÂN LOẠI
A.
Chúa Jesus đến thế gian và cứu kẻ có tội (Phao-lô)
Đức Chúa
Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là
lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy;
Theo kế hoạch của Ðức Chúa Trời, Ðấng Cứu Thế đã hóa thân làm người, sanh
ra bởi một nữ đồng trinh tại Bết-lê-hem, thuộc Do Thái. Ðó là công trình siêu
việt do Ðức Thánh Linh thực hiện. sự giáng sinh của Chúa Giê-xu đã chia
đôi dòng lịch sử và mở đầu cho kỷ nguyên hiện nay: Loài người ta đều đã phạm tội, không một người nào
là công nghĩa cả, chúng ta đều là tội nhân. Hậu quả của tội lỗi là chết. Cái chết
này chẳng những là cái chết của thân thể, mà còn là cái chết của linh hồn nữa.
Thân thể của ta thì sớm muộn gì cũng phải chết đi. Nhưng cái chết của thân thể
không phải là chấm dứt của mọi sự, trong tương lai còn có phán xét nữa. Linh hồn
của mỗi một người từng sống trên thế gian này đều phải đứng trước cái Ngôi Phán
Xét của Chúa Giê-su và sẽ bị phán xét tùy theo những việc ta đã làm trong đời
này. Chúng ta đều đã phạm tội, chúng ta đều không chịu vâng phục Chúa Trời,
chúng ta đều là ích kỷ, chúng ta đều từng thù hận người khác, chúng ta đều có
lòng tham lam. Hậu quả của tội lỗi là chết, tội nhận thì sẽ bị xử tử hình, rồi
bị quăng vào cái hồ lửa, đó chính là cái chết của linh hồn. Chúng ta xứng đáng
chịu cái hình phạt này, nhưng Chúa Trời thương xót chúng ta, Ngài đã tạo ra
chúng ta, Ngài không muốn chúng ta bị diệt vong, cho nên Ngài sai Con một của
Ngài, Chúa Giê-su đến để cứu chuộc chúng ta. Đáng lẽ chúng ta phải chịu tử hình
trong Ngày Phán Xét, nhưng Chúa Giê-su chịu chết trên cây thập tự vì tội lỗi của
ta. Chúa Giê-su không hề phạm một tội lỗi nào cả, nhưng hết thảy tội lỗi của tất
cả loài người trên thế gian đều đặt trên thân thể của Chúa, Chúa mang tất cả tội
lội của ta trên thân thể rồi bị đóng đinh trên cây thập tự. Khi chúng ta tin
vào Chúa Trời Gia-vê và Chúa Giê-su, ăn năn hối cải tội lỗi của mình, rồi phó
thác cuộc đời của mình hoàn toàn cho Chúa Trời và chịu phép báp-tem, thì huyết
báu của Chúa Giê-su chảy ra trên cây thập tự sẽ rửa sạch tất cả tội lỗi của ta,
khiến ta trở thành con người trong sạch công nghĩa. Trước kia khi chúng ta còn
sống trong tội lỗi, thì những tội lỗi đó làm ngăn cản ta không thể đến gần Chúa
Trời thánh sạch và công nghĩa. Khi huyết của Chúa Giê-su rửa sạch tội lỗi của
ta rồi, ta mới có thể đến cùng Chúa Trời, ta trở thành con cái của Ngài.
B. Sự thương xót và nhịn nhục của chúa dành cho (Phao-lô)
trong
những kẻ có tội đó ta là đầu. 16 Nhưng ta đã đội ơn thương xót, hầu
cho Đức Chúa Jêsus Christ tỏ mọi sự nhịn nhục của Ngài ra trong ta là kẻ làm
đầu.
Nhiều người
có thể bị quá khứ ám ảnh đến độ cảm nghĩ rằng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ tha tội
và tiếp nhận họ. Nhưng hãy nghĩ đến quá khứ của Phao-lô. Ông từng nhạo báng những
lời giảng của Chúa Giê-xu (“người phạm thượng”) và hung hăng săn đuổi để tàn
sát người của về Đức Chúa Trời (“hay bắt bớ hung bạo”) trước khi tin Chúa Cứu
Thế (Cong
9:1-9). Đức Chúa Trời đã tha thứ cho Phao-lô và đại dụng ông cho Nước
Ngài. Cho dù quá khứ của chúng ta có đáng xấu hổ đến đâu. Đức Chúa Trời cũng có
thể tha thứ và sử dụng chúng ta Phao-lô tóm tắt Phúc Âm: Chúa Giê-xu đã đến thế
gian này để cứu rỗi tội nhân, và chẳng hề có một tội nhân nào lại vượt quá quyền
năng cứu rỗi của Ngài ( Lu 5:32 về mục đích của Chúa Giê-xu trên đất).
Chúa Giê-xu đã đến không chỉ để dạy cho chúng ta cách sống tốt hơn hay thách thức
chúng ta trở thành người tốt hơn. Ngài đã đến để ban cho chúng ta sự cứu rỗi là
sự cứu rỗi dẫn chúng ta đến sự sống vĩnh hằng. Bạn đã tiếp nhận món quà tặng đó
của Ngài chưa? Phao-lô đã tự xưng mình “là đầu” của các tội nhân. Chúng ta vẫn
nghĩ về Phao-lô như một vị đại anh hùng đức tin, nhưng ông thì chẳng bao giờ
nhìn thấy mình theo cách ấy, vì ông nhớ lại cuộc đời mình trước khi gặp Chúa Cứu
Thế. Càng hiểu rõ ân điển của Đức Chúa Trời bao nhiêu, Phao-lô càng ý thức được
tính cách tội lỗi của mình bấy nhiêu. Sự khiêm nhường và lòng biết ơn phải ghi
dấu trên đời sống của mỗi Cơ Đốc nhân. Đừng bao giờ quên rằng chính bạn cũng vốn
là một tội nhân đã được cứu bởi ân điển.
II. ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ KẾ HOACH SỰ DỤNG PHAO-LÔ
- Giao giảng phúc âm trọn vẹn
để dùng
ta làm gương cho những kẻ sẽ tin Ngài được sự sống đời đời
Cuộc đời của nhiều người giống như chiếc thuyền không định
hướng, cứ xoay đi, xoay lại chứ không tiến tới được. Sức lực mòn mỏi, tinh thần
đi xuống vì thời gian trôi mau, tuổi đời chồng chất mà vẫn không tìm đủ các ý
nghĩa của cuộc sống. Nhưng qua phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, Phao-lô cho biết
khi chúng ta được Chúa Giê-xu nắm lấy thì Ngài có mục đích cho mỗi cuộc đời
chúng ta, vì vậy chúng ta phải tiến tới để nắm lấy mục đích dành cho mình. Trong thơ Phi-líp ông cũng nói: 14 nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng
sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà
chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời
trong Đức Chúa Jêsus Christ.
Phao-lô nói rằng mục đích của ông là nhận biết
Chúa Cứu Thế, được trở nên giống như Ngài, và trở thành người y như Chúa Cứu Thế
muốn ông trở thành. Mục tiêu đó thu hút mọi sức lực của Phao-lô. Đây là một tấm
gương rất ích lợi cho chúng ta. Chúng ta không nên để cho bất cứ việc gì khiến
chúng ta rời mắt khỏi mục tiêu- là sự nhận biết Chúa Cứu Thế. Với tâm trí đơn
sơ của một lực sĩ đang chịu huấn luyện, chúng ta phải xếp qua một bên những gì
có hại và quên đi những gì khiến chúng ta thờ ơ với việc chúng ta phải trở
thành Cơ Đốc nhân hiệu quả. Có điều gì đang giữ bạn lại? Phao-lô có lý do để quên đi những gì ở đằng
sau - ông đã từng giữ áo cho những kẻ ném đá Ê-tiên, vị thánh tử đạo đầu tiên (Cong
7:57,58 ở đây Phao-lô được gọi
là Sau-lơ). Tất cả chúng ta đều từng làm những việc mà chúng ta thấy xấu hổ, và
chúng ta sống trong sự căng thẳng của những gì chúng ta đã làm và những gì
chúng ta muốn trở thành. Tuy nhiên, vì hi vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Cứu Thế,
chúng ta có thể bỏ qua quá khứ tội lỗi để hướng tới điều mà Đức Chúa Trời sẽ
giúp chúng ta để trở thành cộng cụ hữu ích trong tay của Ngài. Đừng cứ ở lại với
quá khứ. Trái lại, phải lớn lên trong sự nhận biết Đưc Chúa Trời bằng cách tập
trung chú ý vào mối liên hệ của bạn với Ngài ngay bây giờ. Nên biết rằng bạn đã
được tha thứ, để tiến vào một cuộc đời của đức tin và vâng lời. Hãy nhắm đến một
cuộc đời đầy đủ và có ý nghĩa hơn, vì hi vọng của bạn là trong Chúa Cứu Thế.
Amen!
Kết
luận:
“Phao-lô” chỉ khác
chúng ta về cái tên còn về sự kêu gọi và sứ mạng mà Đức Chúa Trời giao cho thì
là một, đều có mục đích rõ ràng về sự hầu việc chúa, để mở mang nước trời dưới
đất này. Chúng ta phải ra đi - dù là đến
ngôi nhà sát bên cạnh nhà chúng ta hay đến một quốc gia khác - đề thu nạp và
đào tạo môn đệ cho Chúa Giê-xu. Đây không phải là một công việc tuỳ ý lựa chọn,
mà là một lệnh truyền cho tất cả những ai gọi Chúa Giê-xu là “Chúa”. Không phải
tất cả chúng ta đều là những nhà Truyền đạo theo nghĩa chính thức của danh từ
ấy, nhưng mọi người chúng ta đều đã nhận được các ân tứ có thể tận dụng để giúp
chúng ta hoàn tất Lời Uỷ Thác Trọng Đại. Nếu chúng ta vâng theo, chúng ta sẽ
được an ủi trong việc nhận biết rằng Chúa Giê-xu luôn luôn ở với chúng ta
0 comments:
Đăng nhận xét