BÀI 1
TÂN LINH CON NGƯỜI HƯỚNG VỀ ĐẤNG TẠO HÓA
TÂN LINH CON NGƯỜI HƯỚNG VỀ ĐẤNG TẠO HÓA
MT: Christianback
nguynngocbach
"Những gì người ta có thể biết về Đức Chúa Trời (ông trời), thì thật là hiển nhiên trước mắt họ; vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được, qua những công trình của Người". (Rôm 1: 19-20). "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, Không trung vũ trụ loan báo việc tay Người làm".
Đức Chúa Trời, Bầu trời
giãi tỏ công việc tay Ngài làm
I. Con người khát khao hạnh phúc và sự sống.
"Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để
được sống đời đời?"
(Mac 10: 17). Câu hỏi của người thanh niên giàu có ngày xưa về ý nghĩa và mục
đích đời sống vẫn là câu hỏi của con người hôm nay, như Hội Thánh nhận xét:
"Trước sự tiến hóa hiện nay của thế giới, càng ngày càng có nhiều người hoặc
đặt vấn đề, hoặc nhận thức cách sâu sắc mới mẽ về những vấn đề hết sức căn bản
như: Con người là gì? Ðâu là ý nghĩa của đau khổ, sự dữ và cái chết? Sao chúng
còn tiếp tục tồn tại mặc dù đã có bao nhiêu tiến bộ? Bao nhiêu chiến thắng đạt
được với giá đắt như thế có ích gì? Cái gì sẽ tiếp theo sau cuộc sống trần gian
nầy?" Người Cơ-đốc-nhân xác tín rằng chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới gặp
được chân lý trọn vẹn, đồng thời đạt đến hạnh phúc đích thực mà nhân loại không
ngừng tìm kiếm.
II. Hạnh
phúc ấy chỉ có nơi Thiên Chúa.
Sở dĩ như
vậy, là vì con người đến từ Thiên Chúa và sẽ về với Ngài. Ðến từ Thiên Chúa nên
con người mang nỗi khát khao Chúa tận đáy sâu tâm hồn và chỉ nơi Ngài mới có hạnh
phúc, bình an sâu thẳm, như thánh Âu-Tinh đã kêu lên: "Lạy Chúa,
Chúa đã dựng nên con và lòng con khắc khoải cho tới khi tâm hồn con được an nghỉ
trong Chúa". Người ta có thể nhận ra chân lý ấy khi nhìn vào hiện
tượng tôn giáo trong lịch sử nhân loại. Bên cạnh những tôn giáo lớn như Phật
Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo, Kitô Giáo, còn có những hình thức thờ tự, cúng bái, khẩn
cầu... đã xuất hiện từ rất lâu và ở khắp mọi nơi. Tất cả đều là những hình thức
biểu lộ tâm tình tôn giáo. Hiện tượng nầy mang tính phổ quát đến nỗi có thể nói
tâm tình tôn giáo đã ăn sâu vào bản tính và cuộc sống con người. Quả thật
"Thiên Chúa không ở xa mỗi người chúng ta. Vì chưng trong Ngài, ta sống,
ta chuyển động, ta hiện hữu" (Công vụ 17:28 ).
III. Nhưng
làm sao nhận biết được Thiên Chúa.
Như thế, giữa con người và Thiên Chúa
có mối quan hệ thân thiết, sâu xa. Mối quan hệ nầy, không chỉ là một linh cảm
chủ quan, nhưng còn dựa trên nền tảng vững chắc của lý trí. Chiêm ngắm thế giới
bao la xinh đẹp và trật tự hài hòa nhưng cũng chóng qua mau đổi, con người khám
phá thế giới nầy vừa kỳ diệu vừa mong manh, và qua đó, có thể nhận biết Thiên
Chúa như nguyên thủy và cùng đích của vũ trụ (Roma 1:19-20). "Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn: Ai đã sáng tạo những vật
đó? Ðấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú. Người gọi đích danh từng ngôi một,
Khiến không một ngôi nào vắng mặt" (Ê-sai 40: 26).
Ðồng thời, nhìn sâu vào lòng mình với tiếng lương tâm và lý trí tự nhiên, con
người khám phá nơi chính mình "mầm sống vĩnh cửu không thể giản lược vào
nguyên vật chất" nhưng còn là hồn thiêng bất tử nên chỉ có thể xuất phát từ
Thiên Chúa tạo thành. Chính vì thế, vũ trụ chung quanh và chiều sâu tâm hồn đã
trở thành những con đường đưa dẫn con người tìm về Ðấng là nguyên lý tiên khởi
và cứu cánh tối hậu cho con người và mọi sự.
IV. Trách
nhiệm của Cơ-đốc-nhân (người tin Chúa)
Giữa con người và Đức Chúa Trời (ông trời) có mối quan hệ thân thiết, sâu xa.
Tuy nhiên, mối quan hệ nầy có thể bị lãng quên hay bị chối từ. Thái độ ấy có thể
phát xuất từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân khách quan như tình trạng
sự gian ác trên thế giới, khiến nhiều người phủ nhận dung mạo Thiên Chúa là
tình yêu thương. Hoặc ảnh hưởng không thuận lợi do những trào lưu tư tưởng nghịch
tôn giáo và cả gương xấu của đời tín hữu. Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân
chủ quan như quá bận tâm về của cải, hưởng thụ vật chất, và thỏa mãn lạc thú,
khiến nhiều người thờ ơ lãnh đạm và trốn tránh tiếng gọi của Thiên Chúa. Trước
tình trạng ấy, người tín hữu phải can đảm lên đường tìm kiếm Chúa với tất cả
con người và cuộc sống của mình. Ðồng thời có trách nhiệm hướng dẫn người khác
trong hành trình tìm kiếm.
Mat 28:19 Vậy, hãy đi dạy dỗ
muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm
cho họMT: Christianback nguyenngocbach
HT: SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét