Chào mừng bạn đến với trang web Tin lành Hà Nội !
Tiền bạc vât chất rất quan trong cho đời sống con người, vì nó là phương tiện giúp ích cho con người về nhiều phương diện nếu chúng ta biết làm ra và sử dụng chúng một cách đúng đắn, nó sẽ trở thành tôi tớ tốt và đầy hữu dụng cho chúng ta cho công việc Chúa. nhưng nó cũng sẽ trở thành cạm bãy cho mỗi chúng ta khi chúng ta coi nó là tất cả, coi nó là ông chủ để điều khiển cuộc đời mình rời xa tình yêu đối vói Chúa thì thật là thê thảm....Ham mê tiền bạc chính là một cạm bẫy..
I Tim 6 : 6-10 6 Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy
là một lợi lớn. 7 Vì chúng ta ra đời chẳng hề
đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. 8
Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; 9
còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã
trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy
diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là
cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau
đớn.
Mở bài:
Từ sau khi tổ phụ của
loài người là ông bà A-đam và Ê-va bị Sa-tan cám dỗ thì loài người luôn tìm
kiếm ba điều:
1. Sự mê tham của mắt: Sắc đẹp, sự giàu sang, phú quý.
2. Sự mê tham của xác thịt: Ham mê ăn uống, ham mê dục vọng.
3. Sự kiêu ngạo của đời: Ham mê danh vọng, địa vị, quyền lực. Nói một
cách ngắn gọn, những tham vọng nầy chỉ trên ba chữ: Danh, lợi, quyền. Nhưng Cơ Đốc nhân là những người thuộc
về Chúa thì khác. Sứ đồ Phao-lô nói: "Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như
là sự lỗ, vì sự nhận biết Chúa Giê-xu Cơ Đốc là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi,
và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm
rác, hầu cho được Đấng Cơ Đốc và được ở trong Ngài" Phi-líp 3:8-9a. Sứ đồ
Phao-lô nói cách mạnh mẽ rằng dù ông có danh vọng trong tôn giáo, am hiểu luật
pháp Môi-se, tự hào về dòng giống, chủng tộc, nhưng ông vẫn coi mọi điều đó vô
nghĩa. Ông mong trở nên giống như Đấng Christ, giống bản tính thánh khiết, công
chính, yêu thương của Ngài, giống tâm tình hy sinh, khiêm nhường của Chúa,
giống Ngài trong năng quyền thuộc linh: Thắng điều ác, thắng những cám dỗ mà
Chúa chịu trước khi Ngài thi hành chức vụ. Thế giới quan Cơ đốc được sứ đồ Phao-lô bàn đến trong mấy câu
Kinh Thánh này tuy ngắn ngủi nhưng rất cô động và đi thẳng vào ngay trọng tâm
của vấn đề. Đối với thế giới vật chất chung quanh, Cơ đốc nhân cần có một thái
độ rất rõ ràng: “sự tin kính cùng sự thỏa lòng là một mối lợi lớn
Thân bài:
a. Tin kính chúa ( sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn.)
Sống tin kính và thỏa
lòng sẽ là một “mối lợi” lớn. Từ “mối lợi” được dùng trong thương trường để nói
lên món lợi nhuận có được sau một chuyến làm ăn. Như thế, Cơ đốc nhân sống quan
tâm đến nhu cầu tâm linh hơn nhu cầu vật chất là một người khôn ngoan và đang
thực hiện chuyến “đi buôn” với sự lòng tin chắc mình sẽ “lời to” trong đời này
lẫn đời sau! Sứ đồ Phao-lô giải thích tại sao lại “lời to” khi sống thỏa lòng?
Ông nói: “Vì chúng ta ra đời chẳng đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng
đem gì đi được. Như vậy, miễn mà đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng.” Tất cả
những gì chúng ta thấy trong thế giới vật chất này và những gì chúng ta đang
chiếm hữu một ngày nào đó cũng không thuộc về chúng ta, phải để lại cho người
khác sử dụng. Những gì chúng ta thật sự có là chính con người chúng ta! Cho
nên, thỏa lòng là thái độ sống không bị chi phối bởi thế giới vật chất chung
quanh mình. Người thấy những gì mình có là đủ thì sẽ thỏa lòng. Người thỏa lòng
là người có lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời là Đấng biết rõ nhu cầu của mình và
Đấng có thể cung ứng cho mình theo sự giàu có vô hạn của Ngài (Phi-líp 4:19 ). Người đó tin rằng những gì Đức Chúa Trời
thấy cần thì Ngài đã ban cho mình rồi. Không cần phải tham muốn hay đòi hỏi hơn
điều mình đang có. Người thỏa lòng sẽ là người theo đuổi nếp sống giản dị, vui
thỏa với điều mình có và cảm tạ Chúa về điều mình có, biết rằng đó là điều tốt
nhất Đức Chúa Trời ban cho mình. Người thỏa lòng chẳng bao giờ bị khuấy nhiễu
bởi điều người khác có mà mình không có. Ngược lại, người đó sẽ hãnh diện, sung
sướng, và thích thú với điều mình đó. Thái độ như thế quả là một mối lợi lớn.
b. Thòa lòng với những điều Chúa ban cho (Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng)
Sứ đồ Phao-lô gọi những điều nầy là sự tin kính.
Sứ đồ Phao-lô cũng đề cập đến sự cám dỗ vật chất mà ông đã vì Chúa mà từ
bỏ. Ông thỏa lòng với mọi cảnh ngộ, dù no hay đói, đủ hay thiếu, nghèo hèn hay
dư dật. Ông không chạy theo vật chất đời nầy, không đòi hỏi quyền lợi dành cho
một sứ đồ danh tiếng. Ông luôn thỏa lòng với những điều mình có.
- Ngày nay ngay trong lãnh vực tôn giáo, con người vẫn còn bị cám dỗ bởi
những danh, lợi, quyền. Biết bao người vẫn còn ham hố đời nầy, không bao giờ
thỏa lòng. Khi không thỏa lòng thì con người khó mà dâng lời tạ ơn Chúa.
- Sứ đồ Phao-lô khuyên: "Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy
là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua
đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa
lòng; Thỏa lòng là một trong những đặc tính dễ nhận ra
của một người tin kính thánh thiện, vì một người như thế tâm hồn hướng về Chúa
hơn là về của cải hoặc địa vị hay quyền hành. Một người tin kính thánh thiện thật,
là người không chú trọng vào việc giàu có. Người ấy sở hữu những tài sản bên
trong là những thứ đem đến sang giàu vượt hẳn loại mà trần gian này đem đến được.
Chữ bằng lòng hay thỏa lòng có nghĩa là đầy đủ. Chữ thỏa lòng trong 1
Ti-mô-thê 6:6, chính là chữ“mọi điều cần dùng” và “đầy đủ” trong 2
Cô-rinh-tô 9:8. Ngay cả khi Chúa bảo Phao-lô “Ân điển ta đủ cho người rồi”
Thì chữ "đủ" ở đây cũng là thỏa lòng. Người thỏa lòng kinh nghiệm sự
cung ứng đầy đủ của Chúa cho nhu cầu của mình và ân sủng của Chúa cho mọi hoàn cảnh. Người ấy tin rằng Chúa
thực sự sẽ cho người ấy đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và Ngài sẽ hành động trong mọi hoàn cảnh
để đem lợi ích lại cho người ấy. Vì vậy mà Phao-lô nói rằng: Tin kính và thỏa
lòng là mối lợi lớn. Người tin kính thánh thiện đã tìm được điều mà những người
tham lam hay ganh tỵ hoặc là bất mãn luôn luôn trông mong tìm kiếm, nhưng không
bao giờ tìm được. Người ấy tìm thấy thỏa mãn và an nghỉ trong tâm hồn mình. Thỏa
lòng trong Kinh Thánh thường liên quan tới của cải hay tiền bạc, nhưng còn nhiều
lĩnh vực khác trong đời sống mà ta cần thỏa mãn nữa. Sau của cải, nhu cầu có lẽ
cần thiết nhất của con người là chỗ đứng trong xã hội hay trong hội thánh của
Chúa.Thứ ba là thỏa lòng trong hoàn cảnh, tin rằng Chúa an bài tất cả. Như giới
hạn trong thể xác, đau đớn, hàng xóm xấu, hay hoàn cảnh sống gặp thử thách bách
hại. Gặp các hoàn cảnh như thế, con người bình thường phải lằm bằm than thở, vì
sao Chúa thánh thiện mà lại để mình lâm vào hoàn cảnh như thế. v.v Cám dỗ đầu
tiên trong lịch sử nhân loại là cám dỗ về bất mãn. Chúa đã cung cấp cho A-đam
và Ê-va tất cả mọi điều, còn hơn nhu cầu của hai người. Chúa chỉ giữ lại một
cây để nghiệm thử sự vâng phục của họ đối với Ngài. Sa-tan đã dùng ngay cây đó
để cám dỗ Ê-va bằng cách gieo ý nghĩ bất mãn vào đầu óc bà. Nó gợi cho Ê-va thấy
rằng Chúa thật sự không tốt đối với hai người, vì còn ngăn cấm. Sa-tan áp dụng
đúng chiến thuật đó đối với Chúa Giê-xu trong đồng hoang. Nó muốn làm cho Chúa
bất mãn vì không có lương thực, thèm khát địa vị và quyền hành trong các nước
thế gian. Ngay bản thân Sa-tan, căn cứ vào Ê-sai 14:12-15, thì cũng vì bất
mãn mà hắn bị sa ngã, hắn đã không bằng lòng địa vị Chúa ấn định cho hắn trong
hàng thiên sứ: Ta nên để ý đến các câu chuyện bất mãn này, vì bất mãn là một
trong những tội do Sa-tan đưa đến để chống lại Chúa cũng như chính nó đã làm. Bằng
lòng với của cải Một trong những lời khuyên mạnh mẽ của Kinh Thánh là bằng lòng
với của cải mình có. Chúa coi việc thỏa lòng là quan trọng nên đã ra một lệnh cấm
tham lam, ngang với các điều cấm về giết người, trộm cắp và tà dâm.Trong bài giảng
trên núi, Chúa Giê-xu đã dặn kỹ, không thể vừa thờ Chúa lại vừa thờ tiền bạc. Trong
Kinh Thánh cựu ước có ghi lại nhiều gương xấu tham tiền mà hư hoại cả đời. Muốn
tránh tham tiền bạc và tính bất mãn về của cải, ta cần học thuộc những câu Kinh
Thánh vừa trích dẫn và suy nghĩ kỹ về
các câu này, và cầu xin Chúa đưa đến những lĩnh vực nào mà ta đang bất mãn, và
định ra phải giải quyết từng bước như thế nào. Bạn có thể bắt đầu với lời cầu
xin ghi trong Thi Thiên 119:36-37. Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng
cớ Chúa, Chớ đừng hướng về sự tham lam. 37 Xin
xây mắt tôi khỏi xem những vật hư không, Làm tôi được sống trong các đường lối
Chúa
c. Không tham tiền
còn như kẻ
muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn
vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất.
Tôi không cần có nhiều tiền để mua
tiên, nhưng thật lòng mà nói, có tiền cũng làm nên nhiều chuyện xứng đáng lắm.
Một phương tiện để trao đổi, một tiêu chuẫn để định giá trị, một thứ vật chất
rất có trọng lượng trong việc nâng đỡ cho tinh thần. Đâu phải chỉ có thế gian
mới cần tiền, công việc tâm linh cũng phải có tiền mới làm nên chuyện, vì cộng
đồng Cơ-đốc vẫn còn nằm trong thế gian này mà. Tiền bạc chẳng có tội lỗi gì cả,
nhưng điều đáng nói đã được nhắc đến ở đây là: “muốn nên giàu có - nhiều sự
tham muốn vô lý - đeo đuổi nó”. Vấn đề Phao-lô muốn nói với Ti-mô-thê ngày
trước, cũng là vấn đề Thánh Kinh muốn nói với chính tôi hôm nay. Thánh Kinh dạy
rằng không được để cho lòng mình vướng vào sự tham lam tiền bạc nói riêng và
vật chất nói chung. Tôi phải làm sao? Trước hết, tôi phải chuyển tầm nhìn, mục
tiêu hay hướng đi của mình khỏi đích ngắm là tiền bạc; không phải là không cần
đến nó, cũng chẳng phải là loại hẵn nó ra khỏi cuộc đời mình, nhưng vấn đề là
tôi phải diệt lòng tham tiền bạc trong tôi. Tôi phải TRÁNH ước mơ giàu
có, tôi phải TRÁNH tham muốn từ những cám dỗ của vật chất và tôi phải TRÁNH
đeo đuổi theo tiền bạc như lẻ sống của đời mình. Sứ
đồ Phao-lô nêu ra trường hợp Cơ đốc nhân có thể vướng mắc lòng tham mê của cải
vật chất, giàu có đời này mà dẫn đến hư mất linh hồn. Khi Cơ đốc nhân sống xa
Chúa thì sẽ thấy thế giới vật chất thật to lớn và đầy quyến rũ. Nhưng khi sống
gần Đức Chúa Trời, Cơ đốc nhân sẽ thấy thế gian này chỉ là nhỏ bé và tạm bợ. Sứ
đồ Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm của ông: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe
mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta, bởi thập
tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng
vậy!”
II. KẾT CỤC CỦA SỰ THAM LAM
9 còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa
vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là
sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham
tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy
nhiều điều đau đớn
a. Bội đạo:
Có phải quí vị rất quen thuộc với cụm
từ "bội đạo" không? Quyển tự điển Webster định nghĩa cụm từ nầy là
"từ bỏ một niềm tin tôn giáo, bỏ đi lòng trung thành trước đây, bỏ
đạo". Sát nghĩa thì cụm từ nầy có ý nói: "một sự ly khai". Theo
Kinh thánh, "bội đạo" là nhìn biết lẽ thật về Đức Chúa Jêsus Christ
và sứ điệp Tin lành, thế rồi bằng lòng xây khỏi lẽ thật ấy để tin theo một lời
nói dối. Kinh thánh nói rất chi tiết về sự bỏ đạo của nhiều kẻ bội giáo. Thí
dụ, trong Cựu Ước, có Vua Amaxia, ông đã cai trị trên xứ Giu-đa. II Sử ký 25.2
chép về ông: "Người làm điều thiện tại trước mặt Đức Giê-hô-va, song lòng
không được trọn lành". Lúc đầu ông tỏ ra mình là một vị vua biết dâng mình
cho Đức Giêhôva, song đấy chỉ là bề ngoài mà thôi. Không lâu sau đó, ông dính
díu vào sự thờ lạy hình tượng. Lời cáo phó nói về ông rất buồn bã: "Vả từ
khi A-ma-xia xây bỏ Đức Giê-hô-va …" (câu 27). Tân ước cho chúng ta biết
về Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là kẻ đã bán Chúa để lấy 30 miếng bạc. Phaolô nói về
Đê-ma là kẻ đã được nhắc tới hai lần như một nhân sự Cơ đốc biết dâng mình
(Côlôse 4.4; Philêmôn 24). Trong II Timôthê 4.10, vị sứ đồ viết rất buồn như
sau: "vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy". Không
những ông đã quên Phaolô, mà còn quên cả Chúa nữa. Ở đây trong I Timôthê
1.18-20, chúng ta học biết về "Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ", đức tin của
họ "bị chìm đắm" và bị Phaolô "phó cho quỉ Satan rồi, hầu cho họ
học biết đừng phạm thượng nữa".
b. Chuốc lấy sự đau đớn: ( chuốc lấy nhiều điều đau đớn)
Cội nguồn của mọi vấn đề,
theo sứ đồ Phao-lô là “lòng tham tiền bạc” khiến con người đánh mất sự cứu rỗi
của chính mình. Chẳng những thế thôi, lòng tham mê tiền bạc và vật chất đưa dẫn
con người vào trong biết bao điều khổ não và thiệt hại vô lý trong hiện tại,
chuốc lấy nhiều điều đau đớn cho đời sống. Ê-sau là người đã đánh đổi quyền
trưởng nam tiêu biểu cho đặc quyền thuộc linh của Cơ đốc nhân chỉ vì không thể
chống chọi lại với sự đòi hỏi của nhu cầu thể xác. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt vì ba
mươi miếng bạc đã đánh mất cả mạng sống của mình trong đời này và đời sau.
Nhưng Con Đức Chúa Trời đã từ khước sự đòi hỏi của nhu cầu của thể xác, sự hấp
dẫn của quyền lực, và sự giàu có của thế gian hầu làm theo ý muốn của Đức Chúa
Trời sau 40 ngày kiêng ăn. Cuộc chiến xảy ra trước hết trong tâm trí và Ngài đã
đắc thắng. Chúa Jesus nhận thức rõ ràng rằng bánh chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời
của thân xác con người nhưng Lời của Đức Chúa Trời còn lại đời đời. Chúa Jesus
gạt bỏ tư tưởng thế tực và xác định dứt khoát: “Người ta sống chẳng phải chỉ
nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Ðức Chúa Trời”. Thật tạ ơn
Chúa! Đức Chúa Trời chẳng bao giờ bỏ rơi những con người bằng lòng sống theo ý
muốn của Ngài. Cách này hay cách khác, Chúa sai những “thiên sứ” đến tiếp trợ
cho họ đầy đủ nhu cầu họ cần.
Kết luận:
33 Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công
bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa : là phải trước hết tìm cầu sự trợ
giúp của Đức Chúa Trời, đổ đầy những ước muốn của Ngài vào tư tưởng của bạn,
lấy cá tính của Ngài làm mẫu mực cho bạn, phục vụ và vâng lời Ngài trong mọi
sự. Với bạn thì điều gì là quan trọng nhất? Người ta, đồ vật, các mục tiêu và
đủ thứ các ước muốn khác đang tranh nhau để được quyền ưu tiên. Bất cứ điều nào
trong số đó cùng đều có thể nhanh chóng đẩy Đức Chúa Trời khỏi địa vị hàng đầu
của Ngài, nếu bạn không tích cực chủ động chọn Ngài, dành cho Ngài địa vị hàng
đầu trong mọi lãnh vực của đời sống bạn thì cuộc đời và chức vụ của bạn sẽ
chẳng có ý nghĩa và giá trị gì hết. hãy thỏa lòng và tin kính chúa bạn sẽ là
người giàu có nhất thế gian Amen!
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét