Ma-thi-ơ 25:14-3
Ví dụ về các ta-lâng
14 Vả, nước thiên đàng sẽ giống như một người kia, khi đi đường xa, gọi các đầy tớ mà giao của cải mình. 15 Chủ đó cho người nầy năm ta-lâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người; đoạn, chủ lên đường. 16 Tức thì, người đã nhận năm ta-lâng đi làm lợi ra, và được năm ta-lâng khác. 17 Người đã nhận hai ta-lâng cũng vậy, làm lợi ra được hai ta-lâng nữa. 18 Song người chỉ nhận một thì đi đào lỗ dưới đất mà giấu tiền của chủ.19 Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. 20 Người đã nhận năm ta-lâng bèn đến, đem năm ta-lâng khác nữa, và thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi năm ta-lâng; đây nầy, tôi làm lợi ra được năm ta-lâng nữa. 21 Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. 22 Người đã nhận hai ta-lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi hai ta-lâng; đây nầy, tôi đã làm lợi ra được hai ta-lâng nữa. 23 Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. 24 Người chỉ nhận một ta-lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, tôi biết chúa là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không rải ra; 25 nên tôi sợ mà đi giấu ta-lâng của chúa ở dưới đất; đây nầy, vật của chúa xin trả cho chúa. 26 Song chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia, ngươi biết ta gặt trong chỗ ta không gieo, và lượm lặt trong chỗ ta không rải ra; 27 vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời. 28 Vậy, các ngươi hãy lấy ta-lâng của người nầy mà cho kẻ có mười ta-lâng. 29 Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. 30 Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.
Câu hỏi suy ngẫm.
Khi ba người đầy tớ được gọi đến trước mặt chủ và được giao cho
5 nén bạc, 2 nén bạc và 1 nén bạc, họ nghĩ gì? Nếu là một trong ba người đó, bạn
muốn nhận được mấy nén bạc? Khi nhận bạc xong bạn nghĩ gì và làm gì?
TRỌNG TRÁCH VÀ TRÁCH NHIỆM
(1) Trước hết, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được
tin cậy.
Được chủ tin cậy, nên vui hay buồn? Được tin cậy vì tánh hạnh tốt,
được tin cậy vì có khả năng làm được. Khi được tin cậy lẽ ra phải vui mừng và tự
hào, tuy nhiên nhiều người thay vì nói: ‘Tôi được tin cậy’, Tôi được giao phó’
thì lại nói: ‘Tôi bị giao cho việc này, bị bắt làm việc kia’ hoặc ‘bị dính vào
việc này, bị kẹt vào việc kia’; khi nói là ‘bị’ thì dường như không vui, không
hào hứng gì cả.
(2) Thứ nhì, cả ba người đầy tớ đều nhận thức họ là người được
giao phó tài sản.
Chủ giao tài sản cho họ và họ là những người tiếp nhận tài sản của
chủ. Ý thức mình được giao cho cái gì đó, một điều gì đó, một việc gì đó là điều
rất quan trọng. Vì nhiều người được giao cho công việc này, trách nhiệm kia, ân
tứ nọ, nhưng không ý thức mình là người được nhận, được giao phó, cho nên không
biết ơn, không có trách nhiệm, muốn làm gì thì làm theo ý mình…
Khách quan mà nhìn có thể có người cho rằng người nhận năm nén
là được nhận nhiều, người nhận hai nén là được nhận vừa phải, và người nhận một
nén là được nhận quá ít. Nhưng thật ra mỗi người được giao đều phù hợp với khả
năng và trình độ của họ. Nhiều người than van “Sao tôi có quá nhiều trách nhiệm?”
còn người chỉ có một nén bạc lại cho là nhỏ quá, ít quá, lại nói: “Sao chẳng
giao cho tôi trách nhiệm gì đáng giá cả?” Chủ giao cho người này bao nhiêu,
giao cho người kia bao nhiêu, đó là quyền và quyết định của chủ. Nhất là trong
cái nhìn của chủ, người nhận năm nén bạc vẫn có thể là ‘việc nhỏ’ (câu 21), mà
người nhận hai nén cũng là ‘việc nhỏ’ (câu 23).
(3) Nhờ ý thức mình được chủ tin cậy, được chủ giao phó tài sản
mấy người đầy tớ nhận thức họ là người có giá trị trước mặt chủ.
Người ngoài cuộc có thể nhìn vào ba người đầy tớ và coi họ không
ra gì. Bản thân người đầy tớ cũng có thể không nhìn thấy giá trị của mình. Có
người nói không có người này thì có người khác. Mất người này thì còn người
kia, lo gì. Con người thường dùng chữ ‘thân phận’, ‘số kiếp’ để nói về giá trị
không ra gì của mình. Không rõ mấy đầy tớ được chủ giao phó tài sản có than thở
về ‘phận tôi đòi’ của họ không? Đối với chủ, ba người đầy tớ này đáng tin cậy,
đáng được giao phó tài sản. Họ là những người rất có giá trị, rất cần cho chủ.
Ai trong chúng ta cũng nhớ câu chuyện thật về một sĩ quan người La Mã yêu
thương đầy tớ của ông đến nỗi nhờ những bậc trưởng lão Do Thái giới thiệu ông với
Chúa Giê-xu và đích thân ông đến xin Ngài chữa bệnh cho đầy tớ của mình.
Vấn đề đặt ra cho ba người đầy tớ là: Làm sao khẳng định được mình
là những đầy tớ có giá trị, để chủ tiếp tục tin cậy và giao tài sản cho.
(4) Ba người đầy tớ cũng nhận thức họ là người đang có cơ hội
Chủ đang đặt hy vọng vào họ. Nhiều đầy tớ khác không được nhận
gì cả từ nơi chủ, chỉ người này được nhận thôi. Những người làm việc với các
công ty thường dùng từ ngữ vận may, hoặc dịp tốt khi nói về trường hợp người
lãnh đạo giao phó cho họ một công việc qua đó họ có thể thi thố tài năng để chứng
minh họ là người như thế nào đối với công ty. Và vì cơ hội chỉ đến có một lần
cho nên người ta nắm bắt lấy cơ hội, tận dụng cơ hội ngay.
Con người luôn luôn đi tìm cơ may. Có những hoàn cảnh con người
tưởng là sẽ chẳng thể nào có cơ hội, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đem cơ hội đến cho
con người. Ông E-xơ-ra, cô Ê-xơ-tê, ông Đa-ni-ên và các bạn của ông là những
người thuộc thời kỳ bị lưu đày. Họ sống vào thời kỳ xa quê hương, lớn lên trong
một nơi xa lạ và rất dễ lạc lối. Trong giai đoạn khó khăn đó họ vẫn nhận thức
được tình yêu thương và cơ hội Đức Chúa Trời dành cho họ để sống vì danh Chúa
và vì dân của Ngài.
(5) Ba người đầy tớ khi nhận tài sản của chủ họ phải là người nhận
biết công việc của họ là gì.
Thật khó tưởng tượng một đầy tớ nhận sự uỷ thác của chủ mà lại không biết công
việc của mình là gì. Không một người chủ nào lại giao vốn liếng cho những đầy tớ
không biết phải làm gì. Khi
Sam-sôn lớn lên, nhận ra ‘tài sản’ quí giá Đức Chúa Trời giao cho, chắc chắn
ông ý thức được giá trị của mình trước mặt Chúa, chắc chắn ông cũng ý thức được
rằng một người quan xét là phải làm những công việc gì. Môi-se khi trưởng
thành, dù là con nuôi của công chúa Ai-cập nhưng ông cũng nhận ra giá trị thật
của mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Nhận biết công việc của
mình chỉ là bước đầu chớ không phải là bước cuối cùng của người đầy tớ.
Câu hỏi rút ra bài học cho mình.
1. Quản lý và làm lợi ta lâng của
đầy tớ chúa như nào?
Đầy
tớ 1:……………………………………………………………………….......................
Đầy
tớ 2:…………………………………………………………………………………........
Đầy
tớ 3:……………………………………………………………………………...............
.
2. ĐCT nhận xét với đầy tớ
của Ngài như nào?
Đầy
tớ1 :……………………………………………………………………………................
Đầy
tớ 2:………………………………………………………………………………............
Đầy
tớ 3:………………………………………………………….........................................
3. Kết cục của người đầy tớ được ủy thác (giao phó)
Trung
tin, ngay lành:………………………………………………………..........................
Vô
tín gian ác:…………………………………………………………………………….......
0 comments:
Đăng nhận xét