­Top Banner Advertisement
Tin bài mới
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Nói về Tin Lành


Chủ đề: Phương Cách Rao Giảng "Tin Lành"Thành công.

II.Ti-mô-thê 4:2 hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi.

Dàn bài:
1/  Hãy Giảng Đạo  (cố khuyên)
2/  Luôn luôn giảng Đạo (bất luận gặp thời hay không gặp thời )
3/  Kiên trì giảng Đạo (đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị)
(cứ dạy dỗ chẳng thôi)
Trước khi muốn giảng đạo hiệu quả chúng ta phải hiểu thật đúng đắn về "Đạo" rồi mới biết mà giảng cho họ về đạo. Tôi thường bị mọi người hỏi là anh theo đạo phải không? tôi mỉm cười và nói không tôi không theo "đạo' tôi tin Chúa Giê-xu. Sở dĩ tôi trả lời không theo đạo là vì trong tâm trí của họ hiểu là đạo giáo, giống như một tổ chức nào đó do con người lập nên.
Vậy thì  thế nào gọi là Đạo? Đạo  là con đường, đạo là Trời. mặc dù có rất nhiều con đường (đạo) khác nhau, nhưng chỉ có 1 con đường duy nhất cho loài người để được phước hạnh và sự sống sung mãn.  Con đường đó là gì?
Giăng 14:6 Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
Mở bài.       
          Chính Phao lô là người đã đạt tới đích và đã tuyên bố kết thúc cuộc chạy. Ông đã khuyên học trò mình là Ti-mô-thê rằng: “ Bất luận gặp thời, hay không gặp thời.. . .” Hàng tỷ người đang đứng trước sự chết mất. Chúa Giê-xu đang trên đường trở lại để cất Hội Thánh Ngài. chúng ta phải xác định ngay bây giờ: chúng ta  là người thuộc Hội Thánh Đức Chúa trời, hay thuộc về thế gian? Nếu chúng ta  thuộc về Hội Thánh của Đức Chúa Trời, bạn hãy đi chia sẻ Tin Mừng cho những người đang đau khổ. Vì nếu bạn không chia sẻ Tin Mừng cho người đang đau khổ, thì chúng ta hy vọng gì được chia phần trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại để cất Hội Thánh Ngài? chúng ta có biết rằng Đức Chúa Trời không đòi hỏi sự chiến thắng từ nơi chúng ta không? Vì sự chiến thắng không phải do bạn, mà Chúa Giê-xu đã chiến thắng rồi. Ngài chỉ đòi hỏi chúng ta phải chiến đấu, vì nếu chúng ta chiụ chiến đấu, thì Chúa sẽ làm cho sự chiến đấu của chúng ta trở thành kết quả do sự chiến thắng từ nơi Chúa Giê-xu. Trong tất cả thơ tín của Phao-lô, thì đây là một lời kêu gọi, nhắn nhủ, cũng là một lời từ biệt cảm động nhất. Lời giã biệt này mang cả một sự trang trọng, khi sứ đồ Phao lô răn bảo Ti-mô-thê. Ông mở đầu bằng một câu rất quan trọng.( câu 1 )  Có nghĩa là Phao-Lô và Ti-mô-thê đều ý thức được rằng, có sự hiện diện vô hình của Chúa. Có 3 nguyên tắc căn bản trong IITim 4:2 để chúng ta luôn vững bước và thành công khi làm chứng cho muôn dân, mời hội thánh cùng với tôi khám phá sự sâu nhiệm của lời Ngài qua phân đoạn kinh thánh này nhé.

Thân bài:

1/  Hãy Giảng Đạo  (cố khuyên)
           Trong tất cả thơ tín của Phao-lô, thì đây là một lời kêu gọi, nhắn nhủ cho Timothe và cho tất cả những ai đang sống trong nhân đức của Đức Chúa trời, Bạn sẽ để ý thấy rằng chúng ta không chỉ được kêu gọi để được cứu nhưng chúng ta còn được kêu gọi để rao giảng Lời Chúa hay nói cách khác là làm chứng nhân cho Chúa .(Mat 28:19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân,). Đây là chỗ mà quá nhiều Thầy giảng đi lạc. Chúng ta đã được kêu gọi để làm Mục sư - Giáo sư của Lời Đức Chúa Trời . Đây là sự kêu gọi Thánh và cao trọng của một cơ đốc nhân, đó là một nghĩa vụ nghiêm trang. Kinh Thánh không phải chỉ là quyển sách mà thỉnh thoảng chúng ta trưng dẫn vài câu trong những bài giảng của chúng ta. Lời Chúa phải giữ địa vị trung tâm và dân sự Chúa phải biết điều đó. Họ phải biết, do gương mẫu chúng ta nêu ra, rằng chúng ta là người rao giảng Lời của Đức Chúa Trời . Được kêu gọi làm người rao giảng Kinh Thánh là một phần thưởng lớn. Người Thầy giảng sống với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh để tìm ích lợi cho bản thân mình và cầu nguyện với quyển Kinh Thánh mở ra trước mặt, chẳng bao lâu sẽ được người ta biết đến như là người rao giảng Kinh Thánh. những bài giảng sẽ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động cho dân sư của ông. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm được những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm, đó là rao giảng Lời Chúa . Chúng ta sẽ tập chú trực tiếp hơn trên khía cạnh giảng luận này vào một chương sau. Xin nhớ rằng, Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng ta. Chúng ta cần biểu lộ điều này bằng nh ững hành động của chúng ta.
2./ Luôn luôn giảng Đạo (bất luận gặp thời hay không gặp thời )
          Chúng ta cần phải sẵn sàng và luôn luôn làm chứng cho người khác biết về Chúa Jêsus bất luận “gặp thời hay không gặp thời”. Hãy làm chứng đạo vào mùa đông và vào mùa hè, mùa xuân và mùa thu. Hãy công bố Đấng Christ ra ở nơi sứ điệp được tán thưởng và ở nơi sứ điệp bị dèm chê. Hãy giảng đạo ở nơi hai cánh cửa rộng mở và ở nơi chúng bị đóng lại. Hãy chia sẻ tin lành với cả người già lẫn trẻ, kẻ giàu hay nghèo, ở nơi công cộng hay tại tư gia.  I Phierơ 3.15: “nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ”. Và như Lời Ðức Chúa Trời được giảng dạy trong hội thánh ngay cả trong lúc “không gặp thời”, thì chúng ta cũng kiên trì rao giảng cho những người ngoài hội thánh ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6 sứ đồ nhắc nhở Ti-mô-thê phải tin cậy nơi sự khôn ngoan của Lời được soi dẫn mà Ti-mô-thê đã được dạy dỗ từ khi còn nhỏ. Cũng như Ti-mô-thê, đôi lúc các trưởng lão cũng phải khiển trách những người sai quấy. Khi làm thế, họ phải luôn tin cậy nơi Kinh Thánh. Hơn nữa, vì Kinh Thánh là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn, mọi sự quở trách căn cứ trên Kinh Thánh thật sự đến từ Ðức Chúa Trời. Bất cứ ai bác bỏ những lời khiển trách căn cứ trên Kinh Thánh là bác bỏ lời khuyên được soi dẫn đến từ chính Ðức Giê-hô-va, chứ không phải đến từ ý tưởng của loài người. Chúng ta dạn dĩ đi đến nơi nào mà chưa có con người đến. Hết thảy chúng ta đều có lời kêu gọi ấy. Quí vị đang có một lãnh vực ảnh hưởng rất đặc biệt trong thế gian này.
3/  Kiên trì giảng Đạo (đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị)
cứ dạy dỗ chẳng thôi)
          Chúng ta cần phải “đem lòng rất nhịn nhục”, “bẻ trách”“nài khuyên”. Chúng ta cần phải trình bày cho rõ ràng, nhưng đừng nhồi nhét vào họng của người ta. Côlôse 4.6 chép lời nói của chúng ta cần phải “nêm thêm muối”.  Phao-lô đang nói với một trưởng lão, một người có trách nhiệm “bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình” bên trong hội thánh. Trong những “ngày sau rốt” nầy, những “thời kỳ nguy hiểm” nầy, có nhiều tiếng kêu gào phải chú ý. Nhiều người sẽ “không chịu nghe đạo lành”. Hệ thống thờ lạy hình tượng, Kỹ Nguyên Mới, chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa thế tục, v.v…hết thảy đều xưng mình là thực. Trong thời kỳ tối tăm nầy, sự sáng chiếu rọi của Tin lành càng trở nên quan trọng hơn. Đây là những lời tâm huyết của một đầy tớ Đức Chúa Trời sau nhiều năm hầu việc Chúa, rao giảng Tin-lành của Chúa Jesus không hề mỏi mệt, nay chuẩn bị kết thúc cuộc đời của mình để về với Chúa. Phao-lô để lại những lời quý báu này cho người con thuộc linh, cũng là bạn đồng lao là Ti-mô-thê. Dẫu cho mẫu số chung của chức vụ Phao-lô là sự đau khổ, hoạn nạn, tù đày vì Tin-lành của Chúa Jesus nhiều hơn những ngày dẽ dàng thong dong, nhưng điều đó không làm cho ông thối chí, sờn lòng, và lui đi trong chức vụ. Ngược lại, những thử thách khó khăn làm cho ông kinh nghiệm được quyền phép của Tin-lành của Chúa Jesus hành động cách có quyền trong ông và khiến ông không thể ngừng nghỉ được trong việc rao giảng Tin-lành phước hạnh này. Chắc chắn rằng Chúa mà ông gặp gỡ ngày nào đó trên đường đi Đa-mách và sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã ủy thác cho ông đã là sự ngọt ngào và đầy thú vị cho cuộc đời của ông trải qua nhiều năm đến nỗi không thể nào nói lời tạm biệt với lẽ thật này hay thay thế nó bằng một nỗi đam mê nào khác. Ông sẽ từ giã cõi đời này và những người thân yêu, bạn bè, tín hữu để ra đi với Chúa là Đấng ông hằng yêu mến và phục vụ trọn cả đời. Trước mắt sứ đồ Phao-lô là một viễn ảnh không có gì sáng sủa cho việc rao giảng Tin-lành của Chúa Jesus Christ trong những ngày sau cùng của lịch sử nhân loại. Sứ đồ Phao-lô cũng vẽ ra cho thấy viễn ảnh của một thời kỳ mà con người sẽ không còn ham thích nghe những gì từ Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời nhưng thích nghe những chuyện huyễn, bùi tai, tạo nên sự thỏa mãn giả tạo cho linh hồn. Chẳng có sự đánh lừa nào lớn hơn và kinh tởm hơn sự đánh lừa của sứ điệp Tin-lành giả tạo. Khi con người dùng những thủ thuật của tôn giáo để dẫn dụ người khác vào trong con đường dường như chánh đáng thì lúc ấy quả là một sự rủa sả thay vì chúc phước của Đức Chúa Trời. Chính vì thế, càng gần đến sự tái lâm của Chúa Jesus Christ, chúng ta sẽ thấy trong hội thánh và ngoài hội thánh dầy dẫy những loại tiên tri giả và người rao giảng Tin-lành giả hiệu. Tuy nhiên, sứ điệp của Tin-lành chân chính dẫu có trở nên lỗi thời đi chăng nữa thì sứ điệp đó luôn luôn là điều thế gian cần. Tất cả những sự đòi hỏi nào khác ngoài việc con người cần được tha thứ và cần đến sự cứu rỗi trong Chúa Jesus Christ đều là những khao khát bên ngoài và bề mặt của tấm lòng con người mà thôi. Người hầu việc Đức Chúa Trời và rao giảng Tin-lành của Chúa Jesus Christ phải tin quyết chắc chắn rằng sứ điệp mà chúng ta rao giảng là nhu cầu thiết yếu nhất của con người và không có gì có thể thay thế được. Vì không xác quyết được điều, có một số người đã thay đổi cách rao giảng và ngay cả sứ điệp mình rao giảng để cho phù hợp với thị hiếu và sở thích của con người. Khi chúng ta làm điều đó cho thấy rằng chúng ta bắt đầu rao giảng một sứ điệp của sự nhân nhượng và Tin-lành "pha loãng" của Chúa Jesus Christ.  
Kết luận:
          Dẫu là con cái Chúa hay tôi tớ Chúa, những lời này của sứ đồ Phao-lô đã ủy thác vào trong đời sống chúng ta trách nhiệm rao giảng Tin-lành của Chúa Jesus Christ cho mọi người, trong mọi thời đại, trong mọi tình huống của xã hội và đời sống cá nhân của con người. Bắt đầu một ngày mới, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta tấm lòng dạn dĩ và can đảm để rao giảng vả chia sẻ tin mừng của Chúa Jesus Christ cho những người chúng ta gặp gỡ tại trong sở làm, nơi học đường, ở lối xóm và ngay cả trong gia đình của chúng ta dẫu cho có "gặp thời hay không gặp thời." Nếu chúng ta trung tín trong đời sống cá nhân và chức vụ mình, Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho chúng ta và gia đình chúng ta. Amen!
  • Lời nhắn của bạn
  • Lời nhắn qua Facebook

0 comments:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Nói về Tin Lành Rating: 5 Reviewed By: Unknown