Chào mừng bạn đến với trang web Tin Lành Hà Nội!
Tôi khuyên những ai trong các bạn nghe bài học này và tin đây là điều Kinh Thánh dạy đỗ, là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải sửa sai lầm và làm ngay mọi điều. Chúng ta phải làm theo mọi điều Lời Ngài phán và làm đẹp lòng Ngài.Xin chúng ta cầu nguyện
Bap-tem Bằng Nước của
Cơ-đốc nhân
Các bạn thân mến!
Chúng
ta cùng nhau học hỏi một vấn đề mà ai nấy đều quan tâm, đó là báp-tem bằng nước. Xin chúng ta đọc Kinh Thánh trong sách Mác 16:15 -18:
“Ngài
phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu báp-tem, sẽ được rỗi, ai không
tin thì bị định tội; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: lấy
Danh Ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; bắt rắn trong tay; nếu uống giống
chi độc cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành.”
Như
chúng ta thấy trong sách Mác, đây là lời phán của Chúa Giê-xu và là lời phán cuối
cùng trước khi Ngài thăng thiên ngự bên hữu Đức Chúa Trời.
Đây
là nhiệm vụ cuối cùng Ngài giao cho các môn đồ, là Hội Thánh đầu tiên của Ngài. Nhiệm vụ của họ là đi khắp thế gian giảng Tin
Lành cho muôn dân. Chúng ta biết họ
không thể đi khắp thế gian, cho nên nhiệm vụ đó không phải chỉ giao cho các môn
đồ sống cách đây 2000 năm, nhưng cũng giao cho Hội Thánh trải suốt từ thời Chúa
Giê-xu cho đến khi Ngài trở lại. Đi khắp
thế gian là một công tác liên tục. Chúng
ta đều phải thi hành nhiệm vụ rao giảng Tin Lành cho muôn dân.
Chúng
ta chú ý đặc biệt câu 16, vì chúng ta đang nghiên cứu về báp-tem: “Ai tin và chịu
báp-tem sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt.” Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Chúa
Giê-xu Christ rằng chúng ta phải tin, chịu báp-tem thì được cứu. Sách Rô-ma và nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh
cho biết sự cứu rỗi của chúng ta dựa trên ân điển, và chính đức tin trong
Christ đã cứu chúng ta.
Nếu
chúng ta tin Chúa Giê-xu, thì khi Ngài truyền dạy điều gì, chúng ta sẽ làm
theo. Những lệnh truyền đó không phải là
gánh nặng cho chúng ta, nhưng chúng ta muốn tuân theo Ngài. Dấu hiệu thật của một Cơ-đốc nhân nhân chính
là người ấy muốn làm theo Lời Đức Chúa Trời phán bảo.
Trên
hết, chúng ta phải thấy nền tảng của chúng ta là đức tin trong Giê-xu Christ,
tin Ngài là ai, Ngài đã làm gì, Ngài chết vì tội chúng ta như thế nào; và tin rằng
Ngài đã sống lại để ban cho chúng ta sự sống mới. Việc thứ nhất chúng ta phải làm là tin. Thực sự chỉ có một việc duy nhất mà thôi, có đức
tin rồi mọi việc khác sẽ theo sau. Chúng
ta muốn làm mọi điều Ngài truyền bởi vì chúng ta được cứu và chúng ta muốn tỏ
lòng biết ơn về những gì Chúa làm cho chúng ta.
Chúa
Giê-xu nói: “Ai tin và chịu báp-tem, sẽ được rỗi.” Chúng ta thấy đức tin và báp-tem hoạt động gắn
bó chặt chẽ với nhau trong Hội Thánh ban đầu.
Hầu như lúc nào họ cũng thực hiện đức tin và báp-tem chung với
nhau. Trong những thời kỳ đầu tiên, hễ
tin thì được báp-tem cùng lúc với đức tin.
Một trong những điều kiện tiên quyết để nhận lễ báp-tem là bằng chứng của
sự tái sanh. Nói cách khác, như Giăng
Báp-tít nói: “Hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn.” Nếu chúng ta thực sự được tái sanh, thì chúng
ta nhóm họp với nhau, chúng ta dâng hiến, cầu nguyện, chúng ta nhờ năng lực ngự
trong chúng ta để tránh những điều thuộc về thế gian có thể làm ô uế linh hồn
chúng ta, hoặc làm cho Đấng Christ bị tiếng xấu. Chúng ta sẽ làm điều chúng ta có thể làm, còn
nhũng điều chúng ta không thể làm, thì chúng ta tin cậy vào ân điển của Đức
Chúa Trời và quyền năng Thánh Linh thực hiện trong đời sống chúng ta mọi điều Lời
Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải làm.
Như
vậy, bởi đức tin bước vào mối thông công của Đấng Christ mà những người này phải
chịu báp-tem vì đã trở thành tín đồ.
Chúng ta thấy trong Ma-thi-ơ 28:19 và Công Vụ 2:41 , họ ăn năn và tin thì được
chịu báp-tem bằng nước. Chúng ta tin rằng
từng Cơ-đốc nhân run rẩy sợ sệt làm nên sự cứu rỗi mình. Tôi không thể cứu người khác ngoại trừ dùng Lời
của Đức Chúa Trời giảng ra cho họ. Nhưng
muốn cho Lời Đức Chúa Trời trở nên riêng của họ thì chính họ phải tiếp nhận điều
Đấng Christ đã làm và phải vâng phục những gì Lời Đức Chúa Trời biểu họ làm. Chúng ta không tin mình có thể chịu báp-tem
thay cho người khác, chúng ta cũng không được cứu thay cho người khác. Được chịu báp-tem bằng nước, một người phải
tin và ăn năn, và hiểu các nguyên lý của lễ báp-tem bằng nước, khi ấy họ có thể
nhận báp-tem theo cách đó.
Theo
Kinh Thánh và lịch sử, chúng ta thấy báp-tem phát sinh từ tiếng Hy Lạp
“Baptizo”, nghĩa là nhận chìm, được nhận chìm, hoặc theo một số tài liệu khác
mô tả báp-tem nghĩa là mai táng hoặc che phủ.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy rõ ràng trong Tân Ước và qua bằng chứng
lịch sử, sự nhận chìm là phương thức được sử dụng trong thời Tân Ước.
Có
vài chi tiết dị biệt trong các Hội Thánh về cách thực hiện báp-tem. Gần như tất cả các Cơ-đốc nhân đều nhận lễ
báp-tem, một số người rảy nước, một số người nhận chìm, một số khác nữa lại
nhúng nước. Về mặt lịch sử và qua Kinh
Thánh chúng ta thấy rõ ràng phép báp-tem bằng cách nhận chìm là tiêu chuẩn của
Tân Ước đã đưa ra. Hội Thánh ban đầu thời
Tân Ước làm báp-tem trong hình thức đó.
Chúng ta cũng thấy rõ hình thức đó qua ý nghĩa của từ này trong tiếng Hy
Lạp. Không phải chỉ rảy nước, vì từ
báp-tem có nghĩa là nhận chìm, cũng có nghĩa được phủ lấp. Nếu báp-tem không phải là nhận chìm, thì sử dụng
từ nhận chìm để mô tả điều đó hoá ra bất hợp lý.
Ngày
xưa từ báp-tem hoặc “baptizo” dùng để mô tả việc nhận chìm quần áo vào thuốc
nhuộm. Dĩ nhiên khi nhuộm một miếng vải,
bạn phải nhận miếng vải chìm hoàn toàn trong thuốc để toàn thể miếng vải có thể
ngấm thuốc nhuộm. Chỉ nhúng hoặc rảy thuốc
nhuộm thôi thì đồ nhuộm sẽ lem luốc và công việc kể như chưa xong. Chính vì thế mà từ “baptizo” nghĩa là nhận
chìm, ngâm mình hoàn toàn theo ý nghĩa đó.
Ngoài
ra, vài chỗ trong Kinh Thánh cũng cho thấy rõ ràng các thánh đồ đã áp dụng hình
thức nhận chìm. Theo lịch sử và qua Kinh
Thánh, chúng ta thấy trước kỷ nguyên Cơ-đốc đã có lễ báp-tem. Người Do Thái có báp-tem. Họ có nghi lễ tắm rửa, tiếng Hy-bá-lai gọi là
“Micvah”, tức là tắm rửa theo nghi thức.
Họ trầm mình dưới nước, hoàn toàn chìm dưới nước. Họ dùng điều đó trong ý nghĩa rửa ráy, thanh
tẩy và rửa sạch theo nghi thức. Nhiều
giáo phái dùng nghi thức đó nhiều ít tùy giáo phái. Trong Do Thái giáo có nhóm Essene, là một
nhóm thiên về huyền bí, thuộc viên nhóm này tắm rửa nhiều lần mỗi ngày trong ý
nghĩa tẩy sạch.
Qua
Kinh Thánh chúng ta có thể thấy các thánh đồ áp dụng phương thức nhận
chìm. Thí dụ Giăng Báp-tít làm báp-tem
“tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có nhiều nước” (Giăng 3:23 ). Nếu chỉ áp dụng phương thức nhúng nước hoặc rảy
nước, thì không có lý do gì lại cần một nơi nhiều nước. Khi hoạn quan Ê-thi-ô-pi chịu báp-tem, Kinh
Thánh cũng mô tả rõ ràng rằng Phi-líp cùng hoạn quan “cả hai bước xuống nước và
ở dưới nước lên”. Như vậy không phải chỉ
đổ nước, bởi vì nếu chỉ đổ nước Phi-líp đã có thể đứng bên bờ ao, bờ sông, bờ hồ,
vũng nước và chỉ cần múc một ít nước rồi làm báp-tem. Thậm chí họ không cần đến một chỗ có nước, vì
họ có thể lấy một chai nước. Trái lại, họ
cần một số lượng nước lớn để làm theo nghi thức nhận chìm, và hình thức đó trở
nên hình thức báp-tem trong kỷ nguyên Cơ-đốc.
Qua
thí dụ này, chúng ta tìm hiểu không những hình thức làm báp-tem bằng nước, nhưng
cả ý nghĩa của sự nhận chìm. Người nào
có tâm hồn phóng khoáng sẽ thảo luận với chúng ta và Kinh Thánh, rồi sẽ thấy rõ
ràng Kinh Thánh nói nhận chìm là hình thức Đức Chúa Trời muốn chúng ta dùng
trong báp-tem bằng nước.
Bây
giờ chúng ta suy nghĩ đến một vấn đề khác nằm trong mối quan tâm của nhiều người. Không phải chỉ khác nhau về phương pháp hoặc
kiểu cách làm báp-tem giữa Hội Thánh này với Hội Thánh kia, giữa sách vở và
giáo phái, giữa Tin Lành và Công Giáo về kiểu cách, hoặc nhận chìm, hoặc rảy nước,
nhưng cũng khác nhau về tên hoặc danh hiệu làm báp-tem. Hôm nay chúng ta sẽ xem công thức chính xác Đức
Chúa Trời muốn làm báp-tem và được làm báp-tem là gì. Nếu chúng ta chỉ nói mình tin Ngài thôi, tức
là chúng ta không giữ Lời Ngài, chúng ta thực sự không tin. Chúa Giê-xu có nói: “Nếu các ngươi tin, sao
các ngươi không làm theo những điều này”.
Vậy, nếu chúng ta thực sự tin Ngài là Đấng Mê-si, thì chúng ta muốn làm
theo Lời Đức Chúa Trời phán dặn. Chúng
ta tin Lời Ngài không thể sai lầm, nội dung hoặc ý nghĩa của điều Đức Chúa Trời
phán với chúng ta không thay đổi. Chúng
ta tin Kinh Thánh là đầy đủ để cứu rỗi chúng ta, thì chúng ta sẽ làm hài lòng Đức
Chúa Trời bằng cách trung thành với những lời này và yêu mến lẽ thật hơn những điều
khác.
Tôi
xin có lời cảnh cáo chung cho chúng ta là những người theo bài học này với tư
cách là Cơ-đốc nhân. Chúng ta không bao
giờ được phép đặt lời của con người hoặc một nhóm người, hoặc một giáo phái, một
giáo hội lên trên Lời Đức Chúa Trời. Lời
Đức Chúa Trời phải được tôn cao, vì Giê-xu là Lời Đức Chúa Trời. Giăng 1:1 có chép: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi
Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”. Tâm trí của chúng ta không thắc mắc gì về vần
đề Đức Chúa Trời là Ngôi Lời. Giăng đoạn
1 chép tiếp: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt đóng trại giữa chúng ta”. Lời đó, Lời “Logos” (tư tưởng của Đức Chúa Trời)
đã đến và hiện ra trong thân thể Chúa Giê-xu Christ.
Kinh
Thánh chép những tư tưởng này của Đức Chúa Trời, được đặt vào tâm trí các thánh
đồ, là những người được Thánh Linh cảm động viết ra những điều mà hôm nay chúng
ta gọi là Lời Đức Chúa Trời. Đây không
phải là lời của con người, không, không chút nào cả. Đây là Lời của Đức Chúa Trời. Con người được hà hơi, xức dầu, rồi họ viết
ra những lời này. Đây là Lời Đức Chúa Trời,
chúng ta có thể nói đây là Giê-xu được in ra.
Mặc
dù Chúa Giê-xu đã bước đi trên đất, và người ta được cứu không chỉ vì có Ngài bước
đi trên đất thôi đâu, nhưng họ phải làm theo mọi điều Ngài phán. Sự cứu rỗi của chúng ta hôm nay cũng y như vậy,
không phải chỉ dưới hình thức Thánh Linh, nhưng cũng dưới hình thức in ấn nữa. Nếu chúng ta tin những lời này và làm theo,
lúc bấy giờ chúng ta sẽ biết chắc chắn mình có sự sống đời đời và tội lỗi chúng
ta được tẩy sạch.
Chúng
ta nói điều đó để khảo sát kỹ hơn về đề tài báp-tem bằng nước. Chúng ta cần xem những người chịu trách nhiệm
truyền bá, xúc tiến và tiếp tục công việc của Chúa sau khi Chúa Giê-xu lìa trái
đất. Chúng ta biết Ngài phán với các môn
đồ, nhưng rõ ràng một số môn đồ có khả năng nổi bật hơn, một số khác chúng ta
ít nghe nói, dù họ có hoạt động. Nhiều
người nói vì ông Thô-ma hoài nghi nên không được hoan nghênh tại Giê-ru-sa-lem,
vì vậy ông đã đi qua Ấn Độ và làm nhiều phép lạ tại đó. Nhưng bất luận chúng ta nghe nói như thế nào
về họ đi nữa, chúng ta cũng biết rằng họ tiếp tục công việc Christ giao phó cho
họ. Họ đã giảng dạy, và chúng ta cũng có
các lời tường thuật về việc họ làm báp-tem.
Cho nên chúng ta cần nhìn xem họ, các gương mẫu của họ và những việc họ đã
làm, bởi vì họ biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ không chỉ biết ý muốn và việc làm của Ngài,
nhưng họ còn được sự khải thị và thông giải đúng đắn nữa.
Chúng
ta chỉ cần nhìn xem hai người trong số những người này, đó là Phao-lô và
Phi-e-rơ, vì hai người này chịu trách nhiệm chính trong thời đại Hội Thánh ban đầu. Khi nghiên cứu về họ, chúng ta có thể thấy
Phi-e-rơ làm sứ đồ cho người Do Thái và Phao-lô làm sứ đồ cho dân ngoại. Và khi sự ban cho của Đức Chúa Trời chuyển từ
người Do Thái sang người ngoại bang, chúng ta thấy Phao-lô là người lãnh đạo
chính trong Hội Thánh, được Kinh Thánh gọi là sứ giả của Đức Chúa Trời. Sách Ga-la-ti 4:14 chép: “Anh em tiếp đãi tôi như thiên sứ của Đức Chúa Trời,
như chính Christ Giê-xu vậy.” Chữ “thiên
sứ” (tiếng Hy Lạp là Angelos) nghĩa là sứ giả.
Cho nên ông là sứ giả của Đức Chúa Trời đem sứ điệp đến cho Hội Thánh
ban đầu. Ông là một trong các người dẫn
dắt chính trong thời Hội Thánh ban đầu.
Chúng
ta cần xem đời sống và giáo lý của họ để chúng ta có thể thực hiện những điều họ
đã làm. Chúng ta cần xem quyền bính Chúa
Giê-xu giao cho Phi-e-rơ trong sách Ma-thi-ơ 16:18 ,19.
Chúng ta biết đây là câu chuyện kể về Chúa Giê-xu và các môn đệ nhóm họp
chung quanh Ngài, họ rất phấn khởi về những việc Ngài làm ra. Các môn đồ nói: “Người thì nói thầy là
Giê-rê-mi, kẻ khác lại nói Ê-li, số khác lại nói Giăng Báp-tít từ kẻ chết sống
lại.” Nhưng Chúa Giê-xu quay lại hỏi họ:
“Còn các ngươi nói Con Người là ai?”
Phi-e-rơ không im lặng trong hoài nghi khi được hỏi Con Người là
ai. Ông nói cách dứt khoát rằng: “Thầy là
Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời Hằng sống.”
Quay
lại Phi-e-rơ, Ngài nói: “Thịt và huyết không bày tỏ cho ngươi, bèn là Cha Ta ở
trên trời đã khải thị cho ngươi.”
Trong
câu 18 Ngài nói: “Ta sẽ giao chìa khoá Nước Trời cho ngươi, hễ điều gì các ngươi
buộc trên đất thì điều đó ở trên trời cũng buộc; và điều gì các ngươi mở ở dưới
đất thì điều đó trên trời cũng mở.”
Chúng
ta không tin giống như người Công Giáo tin Phi-e-rơ là vầng đá và Hội Thánh được
xây trên thân thể Phi-e-rơ, chúng ta không tin bởi vì điều đó không đúng. Vầng đá và nền tảng Chúa Giê-xu nói đến ở đây
là sự khải thị Đấng Christ là ai. Nền tảng
của chúng ta bắt đầu từ chỗ xưng nhận Đấng Christ là ai. Chúng ta phải bắt đầu từ chỗ này. Đức tin của chúng ta là phải tin Đấng Christ
là ai. Hội Thánh được thành lập trên khải
thị này và mọi khải thị khác nữa. Sự
khôn sáng và trí tuệ chúng ta sẽ không chịu được bất cứ sự thử nghiệm nào. Khi sức ép bắt đầu đè lên một người chỉ có
tri thức về Lời Đức Chúa Trời thì lập tức tri thức ấy sụp đổ. Nhưng khi một người có khải thị, khải thị đó
không bao giờ sụp đổ.
Mặc
dù Phi-e-rơ có chối Ngài sau khi có khải thị này, ông vẫn không nghi ngờ Christ
là ai, đối với ông khải thị này là thực.
Sự thể là lúc đó Phi-e-rơ chưa được Thánh Linh biến đổi. Chúng ta biết sau khi ông chối Chúa, sau khi
Chúa chết, được chôn và sống lại, Phi-e-rơ đã đi đánh cá và Đấng Christ đã đến
nơi ông đánh cá. Khi ông nhận ra Ngài,
thì ông nhảy xuống nước và lội vào bờ.
Sau đó, Chúa Giê-xu nói chuyện với ông và hỏi nhiều lần thử xem ông có
yêu Ngài không, rồi Ngài truyền bảo ông chăn bầy của Ngài. Ngài bảo ông rằng: “Đến khi ngươi hối cải,
hãy làm vững chí anh em ngươi.”
Qua
lời của Chúa Giê-xu, chúng ta thấy rõ ràng Phi-e-rơ chưa được biến đổi, ông đã
tin nhưng chưa được biến đổi. Sự biến đổi
của ông xảy đến trong Công Vụ đoạn 2, khi ông đón nhận Thánh Linh vào lòng và cư
trú trong ông. Đó là ngày ông được biến đổi,
mọi sự được làm nên mới. Ông đã vượt qua
sự chết đến sự sống. Người cũ qua đi, người
mới được hình thành khi ông tiếp nhận Thánh Linh. Khải thị của ông là chân thật và Chúa Giê-xu
biết Phi-e-rơ có khải thị đó nên Ngài giao cho Phi-e-rơ chìa khoá Nước Trời. Điều này quan trọng vì Phi-e-rơ không thấp
kém, ông là nhân vật chủ chốt, ông sắp thi hành chức năng quan trọng trong Hội
Thánh ban đầu, là người chỉ dẫn cho dân chúng biết đường lối Đức Chúa Trời và dạy
họ lẽ thật. Thực ra, ông mở cho dân
chúng một lối vào Vương quốc Đức Chúa Trời.
Nếu Phi-e-rơ không bảo cho họ biết sự thật, thì thế giới cũng chẳng biết.
Chúng
ta cần khảo sát sơ qua đề tài báp-tem bằng nước. Chúng ta xem trong sách Ga-la-ti 1:8,9:
“Nhưng
dẫu chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời giảng cho anh em Tin Lành nào khác với
Tin Lành mà chúng tôi đã giảng cho anh em thì người ấy đáng bị rủa sả. Tôi đã nói trước rồi, nay tôi lại nói nữa: Nếu
ai giảng cho anh em Tin Lành khác với Tin Lành anh em đã nhận lãnh, thì người ấy
đáng bị rủa sả.”
Thiên
sứ có thể là một sứ giả trên trời, hoặc một sứ giả trên đất. Kinh Thánh nói Sa-tan có thể giả là thiên sứ
sáng láng đi lừa dối. Hắn có thể mạo làm
chấp sự. Do đó hắn có thể có hình dáng
bên ngoài, cũng có thể là một linh nói với tâm trí chúng ta, hoặc hắn có thể hà
hơi cho con người nói nhiều điều trái ngược.
Cũng có thiên sứ thuộc trái đất, tức là
sứ giả phàm nhân. Phao-lô nói: “Nếu có
thiên sứ đến và dạy bảo một điều khác hơn điều đó, các con phải trung thành với
những gì ta dặn bảo. Nếu có ai dạy khác
với điều ta dạy, thì người ấy bị rủa sả.”
Nội
dung của sự rủa sả này là gì? Kinh Thánh
có chép không? Thưa có. Nếu chúng ta đi ngược lại sách Sáng-thế Ký,
sáng-thế nghĩa là ban đầu, khởi thủy. Trở
lại với sách Sáng-thế Ký, sách thứ nhất trong Kinh Thánh, chúng ta thấy Đức
Chúa Trời ban cho A-đam Lời của Ngài và A-đam nói lại Lời này cho Ê-va. Chúng ta thấy trong Kinh Thánh bà Ê-va chưa
hiện hữu lúc Đức Chúa Trời phản bảo lần đầu với A-đam “Ngươi được tự do ăn hoa
quả các thứ cây trong vườn, nhưng về cây biết Thiện-Ác thì chớ hề ăn đến.” Cho nên Ngài nói với A-đam: “Vì một mai ngươi
ăn, chắc sẽ chết.”
Do
đó Ngài ban Lời Ngài cho A-đam: “Ngày nào ngươi ăn cây biết Thiện-Ác, ngày đó
ngươi sẽ chết.”
Đó
là Lời Đức Chúa Trời phán với A-đam, sau đó A-đam nói lại lời này cho bà
Ê-va. Chúng ta tin ông A-đam đã nói lại
với bà Ê-va cách chính xác và không thêm hoặc bớt. Ông đã nói với bà Ê-va: “Bà có thể ăn hoa quả
các thứ cây trong vườn trừ cây này bà không được ăn. Vì ngày nào bà ăn trái cây biệt Thiện-Ác này,
ngày đó bà sẽ chết.” Đó là lời A-đam nói
với bà Ê-va. Như vậy, họ đã có Lời Đức
Chúa Trời.
Nhưng
Sa-tan đã làm một điều là chỉ thay đổi một chữ, thay đổi một điểm. Hắn chỉ thêm một chữ vào lời Đức Chúa Trời
phán với họ. Sa-tan nói: “Đức Chúa Trời
há không có nói.”Bà Ê-va đáp lại: “Có” Sa-tan lại nói: “Nhưng ngươi không chết đâu.” Sa-tan
chỉ thêm một chữ “không”, vậy mà lời thêm đó đã phá vỡ ranh giới. Đức Chúa Trời đã đặt một ranh giới, Ngài xây
một bức tường, một hàng rào bao quanh A-đam và Ê-va. Nếu sự bền vững của Lời Đức Chúa Trời không bị
vi phạm, thì chắc họ đã sống đời đời trong vườn Ê-đen rồi. Khi họ vi phạm Lời của Đức Chúa Trời thì bắt đầu
xảy ra các nan đề. Sự chết, bệnh hoạn và
rủa sả xảy ra, bởi vì Lời Đức Chúa Trời bị thay đổi. Chúng ta biết A-đam đã bị rủa sả, ông đã đón
nhận sự rủa sả. Bà Ê-va bị rủa sả và bà đã
nhận sự rủa sả. Ma quỉ cũng thế, hắn bị
rủa sả và hắn đã nhận sự rủa sả. Ma quỉ
không phải là con rắn như chúng ta thấy ngày nay. Trong sách Ê-sai chúng ta thấy ma quỉ đầy dẫy
sự khôn ngoan, đẹp tuyệt vời, nó là một tạo vật tinh khôn. Hắn là một sinh vật đi đứng đàng hoàng, được ở
trong vườn Đức Chúa Trời. Đó là hình trạng
của hắn trước khi sa ngã. Khi rủa sả hắn
thì Đức Chúa Trời phán: “Ngươi sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất suốt đời ngươi.”
Hậu
quả vi phạm Lời Đức Chúa Trời, hoặc thay đổi, hoặc thêm vào, hoặc ngắt bỏ Lời Đức
Chúa Trời, sẽ đem lại sự rủa sả cho đời sống chúng ta. Không phải chỉ những người thay đổi Lời, mà cả
những người tiếp nhận Lời đã bị thay đổi, cả hai đều bị rủa sả. Đúng vậy, điều đó rất rõ ràng. Hôm nay điều này có rõ ràng không? Rất rõ, cho nên chúng ta thấy ở đây Phao-lô
nói chúng ta không được thay đổi Lời Đức Chúa Trời, nếu không chúng ta sẽ bị rủa
sả.
Nếu
chúng ta xem các lời Kinh Thánh liên quan đến báp-tem, chúng ta biết Đức Chúa
Trời mời chúng ta bước vào Nước Trời.
Trong sách Ma-thi-ơ có nhiều câu Chúa Giê-xu nói: “Nếu sự công nghĩa các
ngươi không trổi hơn người Pha-ri-si và các văn sĩ, các ngươi không vào Nước Trời
được.” Ngài nói: “Nếu các ngươi không trở
nên như con trẻ, các ngươi không được vào Nước Trời.” Đức Chúa Trời muốn chúng ta vào Nước Trời. Nhưng có một số điều chúng ta phải hội đủ để
vào đó.
Chúa
Giê-xu nói với Ni-cô-đem trong rằng: “Quả thật, quả thật Ta nói cùng ngươi, nếu
người nào chẳng được tái sanh thì không thấy được Nước Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem thưa rằng: “Người đã già thì làm
sao sanh lại được, có thể nào người ấy bước vào lòng mẹ lần thứ hai mà sanh ra
nữa sao?” Chúa Giê-xu đáp rằng: “Quả thật,
quả thật Ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng bởi nước và Thánh Linh mà sanh
thì không thể vào Nước Đức Chúa Trời.”
Ở
đây chúng ta thấy Chúa Giê-xu đang nói về sự bước vào và nhìn thấy Nước Đức
Chúa Trời. Ni-cô-đem không hiểu. Không ai trong chúng ta có thể hiểu được bằng
tâm trí riêng của mình, chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm của Đức Chúa Trời
bằng trí tuệ thiên nhiên của mình. Kinh
Thánh bảo chúng ta phải hiểu các sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cách thuộc
linh. Không ai có thể biết được các mầu
nhiệm của Đức Chúa Trời nếu không có Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Do đó, chúng ta phải để cho Linh của Christ
ban cho chúng ta sự hiểu biết đúng đắn về Kinh Thánh. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết đúng đắn đó,
chúng ta sẽ đưa ra một khải thị sai lầm và diễn đạt sai trật Lời Đức Chúa Trời,
điều này rất thường xảy ra khi chúng ta sử dụng trí tuệ riêng của mình. Cho nên ngay cả Ni-cô-đem cũng không hiểu lời
Chúa Giê-xu nói bởi vì ông không được Thánh Linh khải thị điều Đức Chúa Trời muốn
nói.
Nguyên
tắc của sự khải thị là Thánh Linh của Chúa khải thị lẽ thật chúng ta mới hiểu được
Lời Đức Chúa Trời phán. Chúng ta phải cầu
xin nhận được lẽ thật, cầu nguyện xin Thánh Linh của lẽ thật dắt chúng ta vào lẽ
thật, nếu không chúng ta sẽ hiểu sai giáo lý Kinh Thánh.
Chúng
ta cần xem giáo lý về báp-tem bằng nước từ bối cảnh của Kinh Thánh. Chúng ta phải để ý đến vai trò chính yếu của
Phi-e-rơ, Phao-lô và sự đóng góp của họ cho Hội Thánh ban đầu. Xin xem Công Vụ
2:1:
“Vào
ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả môn đồ nhóm lại một chỗ, thình lình có tiếng từ trời đến
như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Lại có lưỡi lửa hiện đến, chia ra, đậu trên mỗi
người. Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh
Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác nhau, theo như Thánh Linh cho họ nói.”
Kinh
Thánh nói rõ ràng (chúng ta tin Kinh Thánh là thật) những người ở trên phòng
cao đều được đầy dẫy Thánh Linh. Khi họ
mở miệng nói, họ nói theo sấm ngôn của Đức Chúa Trời. Không phải chỉ có con người họ đang nói, nhưng
Thánh Linh đã hà hơi và tác động trên họ.
Người đầu tiên nói là Phi-e-rơ, chúng ta
có thể gọi ông là “phát ngôn viên”.
Phi-e-rơ bắt đầu bài giảng đầu tiên (chúng ta có thể gọi như vậy) trong
kỷ nguyên Cơ-đốc. Khi ông kết thúc bài
giảng, lòng của những người từ các nước và các vùng khác quanh Giê-ru-sa-lem đều
cảm động. Công
Vụ 2:37 chép:
“Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi
Phi-e-rơ và các sứ đồ rằng: Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?”
Chúng
ta dừng lại tại đây rồi sẽ tiếp tục đến câu 38, 39 để tôi đưa ra điều này: Lòng
họ như kim châm khi họ biết họ đã mất Christ, họ đã không nhận biết Ngài. Những lời của Phi-e-rơ có năng quyền kết tội
họ về lòng vô tín và thuyết phục họ cần tiếp nhận Chúa Giê-xu để được cứu. Họ hỏi: “Chúng tôi có thể làm gì?” Đây không phải là vấn đề: “Tôi có thể làm được
đôi điều nào đó.” Họ biết họ phải làm một
điều gì đó để được cứu, họ biết nên họ đã hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?” Phi-e-rơ cho họ biết việc họ cần làm. Như chúng ta nói đây không phải là lời loài
người, nhưng là Lời Đức Chúa Trời.
“Phi-e-rơ bảo rằng: Hãy ăn năn, ai nấy hãy nhơn
Danh Giê-xu Christ chịu báp-tem để tội mình được tha, rồi sẽ nhận sự ban cho là
Thánh Linh.”
Đây
là bài giảng đầu tiên được giảng sau khi Thánh Linh được ban ra. Đức Chúa Trời đòi hỏi sự ăn năn, nghĩa là lòng
tan vỡ, hối hận, buồn rầu vì biết mình sai lầm, quay khỏi những điều chúng ta
thường làm và hướng về những điều phải làm để sống một đời sống Cơ-đốc nhân
khác biệt. Đây là việc đầu tiên Đức Chúa
Trời đòi hỏi. Như chúng ta đã đọc trước đây,
điều kiện đầu tiên để chịu báp-tem bằng nước là lòng ăn năn và nhìn biết sai lầm
của mình. Trước hết là ăn năn, rồi đến
báp-tem. Mỗi người, không phải một số người,
nhưng mỗi người trong họ phải nhơn Danh Chúa Giê-xu Christ mà chịu báp-tem để tội
mình được tha và nhận lãnh sự ban cho của Thánh Linh.
Nếu
chúng ta vẫn còn tội lỗi, khi ấy chúng ta vẫn là các tội nhân hư hỏng và hư mất. Tội lỗi của chúng ta phải được tha, phải được
cất đi, phải được rửa sạch, nếu không chúng ta vẫn còn là tội nhân.
Chúng
ta thấy Giăng Báp-tít rao giảng sứ điệp.
Sứ điệp của ông chỉ nói về Đấng Christ phải đến, là Đấng đem sự cứu rỗi đến
cho họ. Khi sự cứu rỗi đến, tội lỗi họ được
tha. Chúng ta thấy rõ ràng trong Kinh
Thánh sụ tha tội bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem trước nhất, sau đó truyền đến các dân
tộc còn lại.
Điều
chúng ta đang nói có trong Kinh Thánh.
Xin chúng ta xem Lu-ca 24:45:
“Rồi
Ngài mở tâm trí của họ để hiểu Kinh Thánh, lại phán cùng họ rằng: Có chép rằng Đấng
Christ phải chịu khổ và ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại: và phải rao giảng sự
ăn năn và sự tha tội cho muôn dân muôn nước, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem. Các ngươi là chứng nhân về việc đó.”
Chúng
ta thấy trước nhất Đức Chúa Trời mở tâm trí của họ để hiểu biết Kinh
Thánh. Chúng ta không được đến với Kinh
Thánh hoặc bài học này một cách ngu dại hoặc bằng một tâm trí phàm tục. Chúng ta phải đến với Kinh Thánh với lòng
kính trọng và khẩn nguyện xin Đức Chúa Trời mở tâm trí chúng ta hiểu biết Kinh
Thánh.
Qua
Kinh Thánh, chúng ta thấy lòng ăn năn và sự tha tội chỉ có kết quả trong Danh
Ngài. Nhưng Danh nào? Trong Danh Giê-xu Christ. Sự tha tội đã được thực hiện và hoàn tất
trong Danh Chúa Giê-xu Christ. Như chúng
ta nói sự tha tội rất quan trọng vì Giăng không thể tha tội cho họ được. Phép báp-tem của ông không thể tha tội cho họ. Không một danh hiệu giả dối nào có thể tha tội
cho chúng ta được. Kinh Thánh dạy rất rõ
ràng ở dưới trời này chỉ có một Danh duy nhất có thể cứu loài người. Đó là Danh Giê-xu Christ. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng mọi tạo vật trên
trời, dưới đất được đặt tên bằng Danh Ngài, là Giê-xu Christ. Kinh Thánh cũng dạy chúng ta rằng mọi tạo vật
sẽ quì xuống và xưng Giê-xu Christ là Chúa.
Qua Kinh Thánh chúng ta thấy rõ lòng ăn năn và sự tha tội được thực hiện
qua Danh Giê-xu Christ.
Tôi
biết có một số tranh luận về phương pháp áp dụng như nhiều người vẫn còn áp dụng
danh xưng Cha, Con và Thánh Linh. Nhưng
tôi nghĩ rằng chúng ta cần hiểu biết một số điều liên quan đến Kinh Thánh. Như chúng ta đã nói Phi-e-rơ là người của Đức
Chúa Trời, ông được Đức Chúa Trời kêu gọi, được Đức Chúa Trời uỷ thác, được
giao chìa khoá nước Đức Chúa Trời. Điều
gì ông mở sẽ được mở, điều gì ông buộc sẽ bị buộc. Ông có Thánh Linh và giảng bài giảng đầu tiên
đem hàng ngàn người đến với Christ. ông
không chỉ giảng dưới sự hà hơi của Thánh Linh, nhưng ông còn đưa ra một công thức
để làm báp-tem bằng nước. Ở đây chúng ta
thấy ông nói: “Hết thảy các ngươi” tức là những người tụ họp tại đó. Nhưng không phải chỉ có những người tụ họp tại
đó, ông nói tiếp: “Vì lời hứa này thuộc về các ông, con cái các ông và thuộc về
hết thảy những người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa, là Đức Chúa Trời
chúng ta sẽ gọi.”
Lời
nói này không chỉ nói đến người Do Thái, nhưng cũng nói đến người Sa-ma-ri và cả
người ngoại bang nữa. Người Do Thái là
dân Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi: “Danh phận con cái, vinh hiển, giao ước,
luật pháp, lễ nghi đều thuộc về họ” (La-mã 9:4).
Dân
Do Thái gọi người ngoại bang là Goyem, tức là những người không tin. Vào thời đó đa số họ thờ lạy hình tượng và tà
thần. Nhưng cũng có một nhóm người gọi là
Sa-ma-ri. Người Sa-ma-ri là người ngoại
bang bị bắt lưu đày đến Sa-ma-ri rồi
theo Do Thái giáo. Như vậy về cơ bản có
ba nhóm người: Do Thái, người ngoại bang và người Sa-ma-ri. Cho nên lời hứa này không chỉ thuộc về người
Do Thái, nhưng cũng thuộc về con cái họ nữa, là những người tụ họp ở đó, và thuộc
về những người theo tín ngưỡng Do Thái có mặt tại đó nữa.
Như
vậy chúng ta có một nhóm người Do Thái và Sa-ma-ri. Nhưng cộng thêm với nhóm người này nữa là: “Bất
luận bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi.” Câu này bày tỏ mối quan tâm đến mọi người thuộc
mọi tầng lớp xã hội, mọi dân tộc, mọi thân tộc, mọi thứ tiếng, mọi chi phái và
mọi dân cùng mọi loại người, mọi quốc gia và mọi thổ ngữ, chỉ một câu này bày tỏ
mối quan tâm đến những vấn đề đó. Khuôn
mẫu của lòng ăn năn và phép báp-tem, đầy dẫy Thánh Linh đối với sự cứu rỗi và sự
tha tội của chúng ta áp dụng cho mọi người được Đức Chúa Trời kêu gọi.
Chúng
ta xem sách Ma-thi-ơ 28:19. Đây là lời
Chúa Giê-xu và không có mâu thuẫn nào trong Kinh Thánh. Chúng ta biết đây là vấn đề đôi khi chúng ta
không hiểu, hoặc có thể Đức Chúa Trời chưa mở tâm trí chúng ta để hiểu những điều
này. Có một số điều được khải thị đúng
thời điểm của nó. Một lần kia, trên đường
Em-ma-út, sau khi Chúa Giê-xu chết và sống lại, có hai môn đồ trở về
Em-ma-út. Họ đang bàn bạc về chuyện Chúa
Giê-xu và lòng buồn bực thì Chúa Giê-xu đến, đi song song với họ. Chúa Giê-xu hỏi họ: “Các ông nói chuyện chi mà
buồn rầu quá vậy?” (Họ không nhận ra Ngài).
Họ đáp: “Ông chưa nghe nói về
Giê-xu người Na-xa-rét, một tiên tri có quyền năng trong việc làm của Đức Chúa
Trời sao?” Ngài nói: “À, xin kể cho tôi nghe đi.” Khi ấy
họ bắt đầu nói về Ngài, và Kinh Thánh cho biết Chúa Giê-xu lấy luật pháp và
tiên tri nói cho họ về chính Ngài, nhưng họ vẫn không nhận ra Ngài. Mặc dù Ngài đã đi qua nhiều đoạn Kinh Thánh và
chỉ rõ ràng cho họ biết Đấng Mê-si phải chịu khổ và chịu chết, cũng chỉ cho họ
thấy mọi điều Ngài làm. Kinh Thánh chép
khi bẻ bánh, mắt họ được mở ra và nhận biết Ngài là ai. Mắt chúng ta phải được mở ra để nhận biết Lời
Đức Chúa Trời nói gì và Đấng Christ là ai, nếu không chúng ta sẽ hiểu sai trật.
Ma-thi-ơ 28:18 là lời phán của Chúa Giê-xu, nhưng
người ta hiểu lầm nhiều điều Chúa Giê-xu đã phán. Còn một số điều khác thì họ không thể hiểu được
vì cần phải có sự khải thị và sáng suốt thuộc linh để hiểu nhiều điều Chúa
Giê-xu nói. Xem Ma-thi-ơ
28:19:
“Vậy,
hãy đi dạy dỗ muôn dân, làm báp-tem cho họ nhân Danh Cha, Con và Thánh Linh.”
Rõ
ràng đây là lời Chúa Giê-xu dạy phải làm: “Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân, làm
báp-tem cho họ nhơn Danh Cha, Con và Thánh Linh.” Như vậy Ngài đang dặn bảo các môn đồ nhóm họp
tại đó là phải làm báp-tem nhơn Danh Cha, Con và Thánh Linh.
Tại
sao lại có mâu thuẫn ở đây? Chúng ta đọc
lời Phi-e-rơ nói trong Công Vụ đoạn 2 là phải làm gì? Phi-e-rơ ở ngay đó lúc Chúa Giê-xu nói lời này. Tuy nhiên về sau khi nói thay Đức Chúa Trời và
thuật lại cho dân chúng lời Chúa Giê-xu nói, tại sao Phi-e-rơ lại nói nhân Danh
Giê-xu Christ để được tha tội thay vì lập lại lời Chúa Giê-xu nói? Chúng ta biết Kinh Thánh không sai lầm. Thế thì chúng ta cần phải có sự hiểu biết thuộc
linh.
Chúng
ta chú ý đến các Danh Cha, Con và Thánh Linh.
Chúng ta cần tìm lời giải thích trong Kinh Thánh. Giăng 5:43 chép:
“Ta
nhân Danh Cha Ta mà đến.” Đúng, chúng ta
biết thiên sứ của Chúa hiện ra với Giô-sép và Ma-ri, và nói với họ rằng: “Con
Trẻ này phải được gọi là Giê-xu. Ngươi
phải đặt tên cho Con Trẻ là Giê-xu.” Đây
là tên Đức Chúa Trời ban cho Giê-xu. Bây
giờ Chúa Giê-xu nói: “Ta nhân Danh Cha Ta mà đến.” Công Vụ 4:12 chép:
“Chẳng
có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có Danh nào khác ban
cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được
cứu.”
Lại
nói lần nữa đến Danh Chúa Giê-xu. Chúng
ta không thể được cứu nhân danh Hoa hồng của Sa-rôn hoặc Bông huệ của trũng. Mặc dù những từ này để chỉ về Đức Chúa Trời vĩ
đại của các từng trời và trái đất. Dầu
chúng ta gọi Ngài là Đấng Thánh, là Cha Đời Đời, là Chúa Bình An, là Đức Chúa
Trời Quyền Năng, là Đấng mưu Luận, là Đấng Lạ Lùng, chúng ta ta gọi Ngài bằng tất
cả các danh xưng đó, và nhiều danh xưng lạ lùng hơn nữa bởi vì Ngài là tất cả. Các danh xưng đó là các thuộc tính của Đức
Chúa Trời. Tuy nhiên, đối với chúng ta
Ngài không phải là Giê-hô-va Di-rê, mặc dù Ngài chu cấp mọi điều cho chúng
ta. Đối với chúng ta Ngài không phải là
Giê-hô-va Ra-pha mặc dù Ngài chữa lành bệnh tật cho chúng ta. Đối với chúng ta Giê-xu là khải thị về Đức
Chúa Trời. Giê-xu là khải thị của Đức
Chúa Trời cho Hội Thánh Cơ-đốc. Danh
Giê-xu nghĩa là Giê-hô-va, Cứu Chúa. Vậy
nên, như chúng ta đã nói, đây là một quan niệm cần phải hiểu bởi vì không có
mâu thuẫn nào trong Kinh Thánh, nhưng cần có khải thị để hiểu.
Danh
mà Đức Chúa Trời đã chọn để chúng ta nhờ cậy là Giê-xu. Chúng ta biết Giê-xu chính là tên Con của Đức
Chúa Trời.
Nhưng
chúng ta cần để ý đến Thánh Linh, khi chúng ta đọc Giăng 14:16, Chúa Giê-xu
nói: “Ta
sẽ xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi Đấng Yên Ủi để ở với các ngươi đời đời.”
Ngài
không nói về một thực thể khác giống như một thể chất, nhưng Ngài nói về hình
thể. Giê-xu sắp biến đổi hình thể, vì Đức
Chúa Trời đã thay đổi hình thể. Chữ Hy Lạp
là “Enmorphe”, thay đổi hình thể. Giống
như con sâu bướm biến thành bươm bướm. Đây
là sự biến hoá, enmorphe, Đức Chúa Trời đang biến đổi hình thể để ở với chúng
ta, tức là Em-ma-nu-ên. Đức Chúa Trời ở
với chúng ta, tức là Giê-xu đã biến đổi hình thể, không phải thành một người
khác, nhưng biến đổi hình thể để bây giờ ở với chúng ta qua Thánh Linh. Nhưng không phải là Đức Chúa Trời khác, đó là
cùng Đấng Christ sống trong chúng ta, không phải bằng thân thể, nhưng nhờ Thánh
Linh ngự vào và sống trong chúng ta.
Cho
nên Ngài nói: “Ta cầu xin Ngài ban cho các ngươi Đấng Yên Ủi khác để ở với các
ngươi đời đời.” Câu 17 chép:
Tức
là Linh của lẽ thật mà thế gian không thể nhận lãnh được vì chẳng thấy Ngài cũng
chẳng biết Ngài, còn các ngươi biết Ngài.”
Làm
thế nào họ biết Ngài được? Họ biết Ngài
dạy gì, sống như thế nào. Họ thực sự biết
Ngài. Cho nên khi Thánh Linh đến, Ngài
không mới lạ đối với họ, họ nhận cùng một Thánh Linh, cùng một sự hiện diện,
cùng một tình yêu.
“Vì
Ngài ở với các ngươi và ở trong các ngươi.”
Chúa
Giê-xu đang ở với họ và Ngài nói Ngài sẽ ở trong họ. cùng một sự hiện diện, cùng một sự xức dầu và
cùng một Thánh Linh ở trên và ở trong Giê-xu Christ, bây giờ ở cùng với họ và sống
với họ. Nhưng khi Thánh Linh trở lại, Ngài
không chỉ ở với họ, mà còn ở trong họ như chúng ta đã đọc trong Công Vụ đoạn 2,
Ngài đầy dẫy họ. Thánh Linh đã đầy dẫy
những người nhóm họp tại đó. Câu 18
chép:
“Ta
không để cho các ngươi mồ côi đâu (Ta là nhân xưng đại danh từ) Ta sẽ đến cùng
các ngươi.”
Vì
vậy Chúa Giê-xu nói rất rõ ràng: “Ta, Giê-xu, sẽ trở lại với các ngươi.” Bằng cách nào? Nhờ Thánh Linh, không phải là một người khác,
nhưng chính Ngài, sự hiện diện của Ngài, Thánh Linh của Ngài sẽ đến và sống
trong họ.
Chúa
Giê-xu có ý nói gì? Ngài ngụ ý Ngài sẽ đi
dạy dỗ và rao giảng, Ngài sẽ làm báp-tem nhân Danh Cha, Con và Thánh Linh. Qua những gì chúng ta đã học cho tới bây giờ,
và theo ý nghĩa Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu, thì Danh của Cha là khải thị
về chính Ngài vào thời đại chúng ta đang sống, không chỉ vào các ngày của Chúa
Giê-xu, nhưng cũng vào các ngày của chúng ta nữa. Giê-xu là khải thị về chính Ngài, Giê-xu là
Danh của Cha. Giê-xu là Danh của Con, và
chúng ta cũng biết Thánh Linh bây giờ là Giê-xu, không phải người khác. Thánh Linh đã là Giê-xu thì hiện nay cũng là
Giê-xu.
Chúng
ta có thể hiểu lúc Ngài dặn bảo các môn đồ Ngài làm báp-tem, thì Ngài không có
ý bảo họ làm báp-tem trong các danh xưng.
Bởi vì khi tôi lập gia đình và có ba đứa con, tôi không chỉ là người
cha, người chồng, nhưng tôi cũng là một tạo vật, một con người và một đứa
con. Tôi có nhiều danh xưng, tuy nhiên
không có danh xưng nào là tên của tôi. Đối
với Đức Chúa Trời điều này cũng tương tự.
Ngài có nhiều danh xưng, chúng ta có thể gọi Ngài bằng nhiều danh xưng, như
chúng ta đã thảo luận các danh xưng đó rồi.
Tuy nhiên , ở dưới trời chỉ có một Danh duy nhất cứu chúng ta được mà
thôi. “Vậy thì tôi nói rằng: Lời giao ước
mà Đức Chúa Trời trước kia đã kết lập thành rồi, thì không có thể bị hủy đi, và
lời hứa cũng không thể bị bỏ đi bởi luật pháp, là sự cách sau bốn trăm ba mươi
năm mới có” (Ga-la-ti 3:17). Và Kinh
Thánh bảo chúng ta nói hoặc làm điều gì thì phải nhơn Danh Chúa Giê-xu mà làm. Nếu chúng ta hiểu được điều này, tôi tin
chúng ta hiểu rõ Cha không phải là tên riêng, Con không phải là tên riêng,
Thánh Linh không phải là tên riêng. Cha,
Con và Thánh Linh là danh xưng của một tên riêng. Nhưng là của tên riêng nào? Của Danh Giê-xu Christ, là Danh duy nhất cứu được
con người. Điều đó có rõ ràng
không? Chính Danh Giê-xu Christ là tên của
Đức Chúa Trời, chúng ta chịu báp-tem trong Danh Giê-xu Christ. Bởi vì mọi điều chúng ta làm, phải làm trong
Danh đó. A-men.
Tại
đây có một bài học cho chúng ta về vấn đề báp-tem. Để tôi trình bày và đọc cho các bạn nghe một
số điều có tính cách lịch sử, vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu biết và nhận thức
tốt hơn về vấn đề phép báp-tem bằng nước.
Sách
Công Vụ đoạn 2 cho chúng ta biết Phi-e-rơ bảo họ làm báp-tem nhơn Danh Giê-xu
Christ. Bây giờ chúng ta xem đoạn 8:14 , đây là nhóm người thứ
hai, họ là người Sa-ma-ri. Công Vụ 8:14 chép:
“Các
sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem nghe dân Sa-ma-ri đã nhận đạo Đức Chúa Trời bèn sai
Phi-e-rơ và Giăng đến cùng họ. Khi hai
người tới nơi thì cầu nguyện cho họ để nhận lãnh Thánh Linh.”
Câu
16: “Vì Ngài (Họ đang nói về ai? về Giê-xu, tức là Thánh Linh) chưa giáng xuống
một ai trong họ, họ chỉ nhơn Danh Chúa Giê-xu mà chịu báp-tem thôi.”
Cho
nên, đối với người Do Thái, chúng ta có Danh Giê-xu Christ, đối với người
Sa-ma-ri, chúng ta có Chúa Giê-xu. Bây
giờ chúng ta xem nhóm người ngoại bang.
Công Vụ 10:45:
“Bao
nhiêu người tin trong vòng kẻ chịu cắt bì đồng đến với Phi-e-rơ đều lấy làm sững
sờ, vì thấy sự ban tứ Thánh Linh cũng đổ trên người ngoại bang nữa... Ai có thể ngăn cấm nước để làm báp-tem cho những
người này là kẻ đã nhận lãnh Thánh Linh cũng như chúng ta?”
Câu
48 chép: “Người lại truyền làm báp-tem cho họ nhơn Danh Đức Chúa Giê-xu
Christ. Họ bèn nài xin người ở lại với
mình một vài ngày.” Vậy nên, chúng ta thấy
đối với người Do Thái, người Sa-ma-ri và người ngoại bang, phép báp-tem được thực
hiện trong Danh Giê-xu Christ, hoặc Chúa Giê-xu. Điều này có nghĩa gì đối với chúng ta? Điều này có nghĩa là ngoài Danh Giê-xu ra,
không còn cách nào khác để làm báp-tem trong Hội Thánh ban đầu. Hoặc hình thức này hoặc hình thức khác, họ làm
báp-tem trong Danh Giê-xu.
Bạn
nói: “Vậy thì tôi cần phải làm gì?” Đúng
như họ đã hỏi trong Công Vụ đoạn 2 nhằm ngày Lễ Ngũ Tuần. Họ hỏi cùng một câu: “Chúng tôi phải làm gì?”
Hội
Thánh ban đầu không làm phép báp-tem nhơn Danh Cha, Con và Thánh Linh. Sự thực hành này bắt đầu từ năm 365 sau Công
nguyên. Tại buổi họp Công đồng Micaean lần
thứ nhất, lúc đó giáo hội Công Giáo La Mã bắt đầu đem nhiều thói tục ngoại đạo
vào sự thờ phượng Cơ-đốc. Chúng ta biết điều
đó đúng về mặt lịch sử. Vậy nên chúng ta
thấy họ đã thay đổi phép báp-tem. Trước
thời gian đó, không có bản tường thuật lịch sử nào cho biết có người chịu
báp-tem bằng cách khác ngoại trừ nhơn Danh Giê-xu Christ ra.
Giáo
hội Công giáo đã thay đổi phép báp-tem.
Khi giáo hội Công Giáo nắm quyền, họ kiểm soát mọi sự. Hội Thánh đã trải qua một thời kỳ tăm tối và
giáo hội Công Giáo đã trị vì hơn 1000 năm.
Chúng ta gọi thời kỳ đó là Thời đại Hắc ám. Trong suốt thời gian đó, tất cả ánh sáng và lẽ
thật của Lời Đức Chúa Trời bị tiêu tan.
Cùng với nhiều giáo lý khác, giáo lý về báp-tem bằng nước đã bị cất khỏi
Hội Thánh ban đầu. Báp-tem bằng nước
chúng ta có ngày nay đơn giản là chỉ làm theo truyền thống của giáo hội Công
Giáo. Nhưng trước hết tôi xin đọc cho
các bạn nghe vài điều rồi chúng ta bàn đến vấn đề phải làm gì.
Bách
Khoa Thư Công Giáo, tập 2 trang 259 trích dẫn: “Giáo lý đúng đắn về lễ báp-tem
không do giáo hội La Mã dạy. Lễ báp-tem
nhơn Danh Cha, Con và Thánh Linh do những người tà giáo đưa ra với chủ ý thể hiện
các giáo lễ y như giáo hội muốn, không phải phép báp-tem thật.”
Sau
hết, một tài liệu cuối cùng tôi đọc ở đây là Bách Khoa Thư Tôn Giáo trang 53 viết:
“Trước tiên người ta chịu báp-tem nhơn Danh Giê-xu Christ, hoặc nhơn Danh Chúa
Giê-xu. Sau đó, khi triển khai giáo lý Đức
Chúa Trời Ba Ngôi, họ mới làm báp-tem nhơn Danh Cha, Con và Thánh Linh.”
Vậy
nên qua Bách Khoa Thư và các tài liệu tham khảo, chúng ta có thể thấy các nhà
khảo cứu đã xác định dứt khoát rằng Hội Thánh ban đầu (ám chỉ thời Phi-e-rơ,
Phao-lô, tức những người ở với Chúa Giê-xu và có được khải thị về lời Ngài nói)
chỉ làm báp-tem nhơn Danh Giê-xu, Giê-xu Christ hoặc Chúa Giê-xu.
Tóm
lại, đối với những ai hỏi rằng: “Chúng tôi phải làm chi?”, thì xin xem điều
thánh Phao-lô viết trong Công Vụ 19:1-5:
“Trong
khi A-bô-lô ở thành Cô-rinh-tô, Phao-lô đã đi khắp những miền trên, rồi xuống
thành Ê-phê-sô, gặp một vài người môn đồ ở đó.
Người hỏi rằng: Từ khi anh em tin, có lãnh được Đức Thánh Linh chăng! Trả lời rằng:
Chúng tôi cũng chưa nghe có Đức Thánh Linh nào. Người lại hỏi: Vậy thì anh em chịu phép báp-tem nào? Trả lời rằng:
Phép báp-tem của Giăng. Phao-lô
bèn nói rằng: Giăng đã làm báp-tem về sự
ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng đến sau mình, nghĩa là tin Đức Chúa
Giê-xu. Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn chịu
báp-tem nhơn Danh Chúa Giê-xu.”
Có
người lý luận rằng mấy câu Kinh Thánh này ngụ ý phải làm báp-tem trở lại trong
Danh Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trên thế giới
có nhiều người đã theo lương tâm của họ chịu báp-tem trở lại trong Danh của
Chúa Giê-xu, thay vì như đã từng chịu báp-tem trong Danh hiệu Cha, Con và Thánh
Linh.
Không
phải những người đó chủ trương một giáo lý nào đặc biệt về sự chịu báp-tem trở
lại. Họ chịu báp-tem trở lại để làm trọn
một câu Kinh Thánh khác trong Cô-lô-se 3:17a: “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng
phải nhơn Danh Đức Chúa Giê-xu mà làm mọi điều.”
Vì
vậy, thưa các bạn, các bạn tự quyết định lấy có nên chịu báp-tem trở lại hoặc
không. Nhưng đối với các bạn mới tin
Chúa thì quyết định này hóa ra dễ dàng.
Mỗi người cần chịu báp-tem trong Danh của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Cho
nên tôi khuyên những ai trong các bạn nghe bài học này và tin đây là điều Kinh
Thánh dạy đỗ, là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải sửa sai lầm và làm ngay mọi điều. Chúng ta phải làm theo mọi điều Lời Ngài phán
và làm đẹp lòng Ngài.Xin chúng ta cầu nguyện
Lạy
Cha Thiên Thượng yêu dấu, chúng con cầu xin Thánh Linh Ngài hà hơi trên những
người đọc bài học này. Cha ơi, chúng con
biết rằng nếu Ngài không mở tâm trí để chúng con hiểu biết Kinh Thánh, chắc
chúng con sẽ hiểu sai lầm. Con cầu xin
Cha sai Thánh Linh đến mạnh mẽ. Xin Ngài
xức dầu cho lời này để mọi lòng của những người nghe, đọc đáp lại lời Ngài và
nhận ra lẽ thật, gạt bỏ những điều giả dối.
dù họ có đau đớn đến đâu đi nữa, dù họ có mất nhiều bao nhiêu đi nữa,
nguyện xin họ vẫn đứng về phía Đấng Christ.
Cầu xin Ngài khải thị cho họ biết lẽ thật. Con cầu nguyện trong Danh Chúa Giê-xu Christ,
A-men.Xin Đức Chúa Trời ban phước cho các bạn.
Cám ơn bạn đã đọc bài của trang web Tin Lành Hà Nội! Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài chia sẻ tiếp theo.
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM
Cám ơn bạn đã đọc bài của trang web Tin Lành Hà Nội! Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài chia sẻ tiếp theo.
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét