Sự khác biệt
giữa
ĐẠO ĐỨC HỌC
và ĐẠO ĐỨC SỐNG và TÂM TÁNH (TÍNH CÁCH).
Trước tiên muốn nghiên cứu chính xác sự
khác biệt giữa ĐẠO ĐỨC HỌC và ĐẠO ĐỨC SỐNG và TÂM TÁNH (TÍNH CÁCH) chúng ta phải
hiểu thế nào là "đạo đức"
Đạo đức là
gì? Theo tôi, đạo đức là những nguyên tắc sống đúng đắn lương tâm do Đức Chúa
trời đặt ra, quy định cách cư xử giữa người này với người khác và từng người đối
với xã hội. và đặc biệt liên quan mật thiết tới mối quan hệ của chúng ta đối với
Đấng tạo hóa. Thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống từng
ngày đổi thay và vấn đề đạo đức luôn là vấn đề được quan tâm. Hàng ngàn quyển
sách đã được viết ra xoay quanh chủ đề về Đạo Đức.
Và rồi hàng ngàn, hàng ngàn
cuốn sách về chủ đề này cũng sẽ được viết ra trong những năm tiếp theo. Vấn đề
đạo đức luôn được bàn luận sôi nổi, và ở đâu người ta cũng quan tâm đến chúng.
Tôi đặt câu hỏi này là vì tôi muốn biết, liệu đạo đức có thể giúp tôi sống một
cuộc sống trọn vẹn hay không - một cuộc sống mãn nguyện. Tôi muốn biết, đạo đức
có giúp gì được cho tôi trong vấn đề này không? Ngay sau khi tôi đặt câu hỏi này, tôi nhận ra
rằng, quả thật đạo đức đem lại cho tôi nhiều ích lợi trong cuộc sống. Tôi nhận
thấy rằng, vấn đề trọng tâm của đạo đức là sự toại nguyện và hạnh phúc của con
người. Và tôi lại hỏi: Đạo đức có thể giúp tôi như thế nào? Có 1 Triết gia đã
nói rằng: “Sống một cuộc sống vô vị thì thật là uổng phí”. Những bậc
minh triết và những bậc đạo sư đã dạy “hãy tự biết mình”. Thế nhưng tôi
lờ đi trước những lời hô hào ấy. Và tôi lại quan tâm về những điều khác. Chúa
Jesus đã hỏi: “Có lợi ích gì không nếu như bạn chiếm hữu cả thế giới, nhưng
lại phải gánh chịu sự mất mát trong tâm hồn?”. Vâng, tôi đã từng ước muốn
chiếm hữu được toàn thế giới, nhưng tôi lại không chú ý đến việc tôi đang khiến
cho tâm hồn tôi trở nên cằn cỗi. Tôi đã không ý thức được rằng, đấy là vấn đề
quan trọng. Những vấn đề đạo đức ấy đã làm thay đổi quan điểm của
tôi, buộc tôi phải đặt nó vào đúng vị trí của nó. Và xuất phát điểm chính đáng
nhất để tôi khởi đầu việc thẩm tra chính là bản thân tôi. Tôi là ai? Sự
khám phá con người thật của mình là điều không đơn giản. Để thực hiện cuộc hành
trình này một cách nghiêm túc, tôi cần phải có nhiều dũng cảm, tuyệt đối trung
thực và có quyết tâm cao. Bởi vì đây là một cuộc hành trình đầy thử thách, cam
go, nguy hiểm và cả kinh hoàng. Sẽ có nhiều cám dỗ khiến tôi phải bỏ dỡ cuộc
hành trình của mình. Vì thế, tôi phải kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc. Chính
những thành quả đáng kinh ngạc trong quá trình khám phá bản thân đã tạo động lực
để cho tôi kiên trì hơn. Cuộc hành trình này chỉ chấm dứt khi tôi trút hơi thở
cuối cùng. Trước hết, đạo đức buộc tôi
phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu bản thân mình và biết được điều gì thật sự
làm cho tôi hạnh phúc. Vấn đề đạo đức đầu tiên đối với tôi là khám phá chính
mình. Nếu tôi tiến hành công việc này một cách trung thực và dũng cảm, tôi sẽ
khám phá ra những thứ mà tôi không thể ngờ được rằng chúng đang hiện hữu trong
tôi, những thứ vốn được che đậy ở bên trong. Tôi đã từng nghe các nhà khoa học
nói là tôi chỉ mới sử dụng 5% năng lực của mình trong cuộc sống hằng ngày, 95%
còn lại tôi chưa bao giờ sử dụng đến vì tôi chưa bao giờ phát hiện ra chúng. Thật
là uổng phí! Và đối với những người khác, điều này cũng xảy ra tương tự. Quá là
uổng phí! Vì thế, việc khám phá những tiềm năng của bản thân trở thành nhiệm vụ
hàng đầu đối với tôi. Tôi là một người thiếu đạo đức nếu tôi chỉ dùng 5% năng lực
của mình. Đạo đức giúp tôi khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong
tôi. Nó khiến tôi nhận ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó
khuyến khích tôi vươt lên trên sự tồn tại đơn thuần để đạt đến một tầm cao mới
trong nhận thức. Nó giúp tôi tạo lập một cuộc sống hướng vào sự hoàn thiện cá
nhân và phụng sự xã hội.
Tìm hiểu về các nguyên tắc đạo đức |
Những mức độ khác nhau
của ĐẠO ĐỨC HỌC và ĐẠO ĐỨC SỐNG và TÂM TÁNH (TÍNH CÁCH).
Mức độ đầu tiên của ĐẠO ĐỨC HỌC đấy là ý thức được sự hoàn
thiện bản thân là một phần cốt lõi của con người.
Mức độ thứ hai là ĐẠO
ĐỨC SỐNG nhận thấy được rằng, sức mạnh giúp hoàn thiện bản thân có thể tìm
thấy bên trong bản thân mình. Biết một cách chính xác những bước đi nào là tốt
nhất cho sự phát triển năng lực của bản thân, sao cho phù hợp với nhân cách
cũng như hoàn cảnh của mình.
Mức độ thứ ba là TÂM
TÁNH (TÍNH CÁCH). Tôi là hợp thể duy nhất của những gene di truyền, những
kinh nghiệm, những thế mạnh và cả những yếu kém, những nhu cầu, nguyện vọng; và
tôi có khả năng để biết được điều gì là tốt nhất cho tôi. Bởi tôi là duy nhất
nên phương thức mà tôi chọn để đạt đến mục đích của mình phải thích hợp với
tôi, phải tương ứng với những nhu cầu của riêng tôi.
Tầm quan trọng của sự
thay đổi:
Sự chuyển đổi và phát triển
là một hình thức trọng yếu trong tiến trình của sự sống. Nếu tôi nỗ lực hướng sự
thay đổi ấy theo chiều hướng tích cực, và cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày
thì tôi sẽ có được một đời sống phong phú và trọn vẹn.
Những cách thức giúp
chúng ta hiểu được bản thân mình:
Việc tìm hiểu bản thân
không thể bỏ qua việc tìm hiểu quá khứ của mình. Tôi hiểu bản thân tôi nhất bởi
tôi có cơ sở cho những hiểu biết về cá nhân tôi và tiểu sử gia đình tôi. Quá khứ
không chỉ có nghĩa là những dữ kiện khác nhau đã từng diễn ra từ lúc tôi sinh
ra cho đến hiện tại, mà nó còn bao gồm cả những dữ kiện về sự ảnh hưởng của cha
mẹ tôi, ông bà tôi, tổ tiên của tôi trước khi tôi được sinh ra. Đời sống của họ
có sự ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn sự ảnh hưởng của huyết thống, thái độ và nếp
sống của họ ảnh hưởng đến tôi. Từ lúc tôi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời
này, cuộc sống của tôi được tạo dựng bởi những gì tôi đã tạo ra trong quá khứ,
đôi khi có cả sự chuyển hóa những sai lầm trong quá khứ. Những mối tương quan trong xã hội là một cách
khác để chúng ta hiểu về bản thân mình. Nếu chúng ta tinh ý thì qua mối quan hệ
với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, có thể cho ta những thông tin thiết thực
nhất. Khi tôi thiết lập tình cảm thân thiết thông qua việc sống và giao tiếp với
họ, tôi nhận ra được có sự mâu thuẩn ở trong tôi. Việc nhận ra cách người ta đối
xử với mình, và hiểu tại sao người ta đối xử với mình như thế là cách thức chủ
yếu để có thể biết chính xác về bản thân mình. Sự nhận thức này trở thành một mảnh
đất phong phú, màu mỡ cho sự thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Việc
chọn lựa những gì tôi muốn làm cho cuộc sống của tôi và khiến cho nó trở thành
hiện thực là điều không đơn giản. Tôi không thể thực hiện được điều đó nếu tôi
không nỗ lực hết mình và không có lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, nhờ vào việc đánh
giá một cách chân thực về bản thân mà tôi có thể làm được điều đó. Một phần
không thể thiếu trong việc tìm hiểu con người thật của mình là việc ý thức cách
mà mình đối xử với người khác. Khi tôi cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người
khác và biết được những gì họ đang cảm nhận, khi ấy tôi nhận ra bản thân qua sự
nhìn nhận của người khác về tôi. Một khi tôi làm được điều này có nghĩa là tôi
đang trên lộ trình hiểu rõ hơn về bản thân mình, và cùng lúc ấy tôi hiểu rõ hơn
về người khác. Tôi nhận ra rằng, những hành động của tôi ảnh hưởng đến thái độ
của người khác. Nếu tôi có thái độ tốt thì trong một chừng mực nào đó, tôi có
khả năng tạo nên một bầu không khí hài hào thông qua sự tác động đến thái độ của
những người xung quanh tôi.
Tình thương yêu, sự hiểu biết
và sự cảm thông được lớn dần từ những trải nghiệm của tôi với người khác, từ sự
cố gắng để biết được những gì họ đang suy nghĩ, đang cảm nhận. Ngay khi tôi có
thể chia sẻ những hạnh phúc cũng như những khổ đau của người khác, tôi bắt đầu
hiểu và cảm nhận mối liên hệ mật thiết giữa con người với nhau. Theo nhận định
này, bi kịch của một người sẽ trở thành bi kịch của tất cả mọi người và niềm
vui của một người cũng là niềm vui của tất cả mọi người. Tôi bắt đầu muốn giúp
đỡ và ủng hộ mọi người bởi vì tôi nhận thấy rằng, sự tiến bộ của họ cũng chính
là sự tiến bộ của tôi.
Khi trình độ nhận thức của
tôi được nâng cao, tôi thấy rằng, sự nhường nhịn lẫn nhau là cần thiết, không
chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp như gia đình, bạn bè, mà còn cần thiết đối với một
phạm vi rộng lớn hơn trong các quốc gia và toàn thể nhân loại. Bi kịch của một
quốc gia sẽ trở thành bi kịch của cả thế giới và niềm vui của một quốc gia sẽ
trở thành niềm vui của toàn thế giới.
Kết luận
Nói tóm lại sự
khác biệt giữa ĐẠO ĐỨC HỌC và ĐẠO ĐỨC SỐNG và TÂM TÁNH (TÍNH CÁCH) là:
Đạo đức học là dựa trên sự quan sát, nghe ngóng
(lý thuyết)
Đạo đức sống là áp dụng trong cuộc sống hàng ngày
(lối sống)
Tâm tính
(tính cách) là một
thuộc tính tâm lý phức tạp, bao gồm một hệ thống thái độ và hành vi quen thuộc
mang tính đạo đức của cá nhân đối với hiện thực.
MT Christianback
HT Shalom
0 comments:
Đăng nhận xét