Chào mừng bạn đến với trang web Tin Lành Hà Nội!
Chúng ta biết rằng con trẻ không thể tự kiếm ăn, không thể tự bảo vệ, thậm chí cả những con trẻ thuộc linh khi họ không đọc lời Chúa. Kinh thánh là cả một kho bánh nhưng những con trẻ không thể tiêu hóa hết được kho bánh ấy; lời Chúa cần phải được xay ra, cần phải được chế biến và bón cho con trẻ đúng lúc. Vì vậy, họ cần có cha mẹ thuộc linh chế biến cho họ, xay cho họ và xúc cho họ lời của Đức Chúa Trời.
Sứ điệp
của hội thánh Chúa trên toàn thế giới là:
sự tăng trưởng. Chúng ta phải tăng trưởng, mỗi cá nhân phải tăng trưởng, hội
thánh phải tăng trưởng, đất nước chúng ta phải tăng trưởng, lời Chúa phải tăng
trưởng, vương quốc Đức Chúa Trời phải tăng trưởng. Và sự tăng trưởng trước hết
bắt nguồn từ mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta tăng trưởng thì hội thánh sẽ tăng
trưởng, vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ tăng trưởng. Vậy làm thế nào để tăng
trưởng?
I Giăng 2:
12-14. 12 Hỡi các con cái bé mọn ta,
ta viết cho các con, vì tội lỗi các con đã nhờ danh Chúa được tha cho. 13 Hỡi các phụ lão, tôi viết cho
các ông, vì các ông đã biết Đấng có từ lúc ban đầu. Hỡi kẻ trẻ tuổi, ta viết cho
các ngươi, vì các ngươi đã thắng được ma quỉ. 14
Hỡi con trẻ, ta đã viết cho các con, vì các con đã
biết Đức Chúa Cha. Hỡi phụ lão, tôi đã viết cho các ông, vì các ông đã biết Đấng
có từ lúc ban đầu. Hỡi kẻ trẻ tuổi, ta đã viết cho các ngươi, vì các ngươi là
mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các ngươi, và các ngươi đã thắng được ma
quỉ.
Như vậy chúng
ta thấy, kinh thánh viết rất rõ sự tăng trưởng của một con người. Trong phân
đoạn kinh thánh này nói về ba hạng tuổi.
Hạng tuổi đầu
tiên là bé mọn, là trẻ em, là trẻ con; sau đó được tăng trưởng, phát triển lên
thành những người trẻ tuổi, những người trai tráng và sau đó trở thành phụ lão.
Đó là sự tăng trưởng, sự tăng trưởng này đúng cả về mặt thuộc thể và thuộc
linh. Sự tăng trưởng phải là một quá trình từ nhỏ cho đến lớn, từ chỗ chưa
trưởng thành đến chỗ được trưởng thành.
1. Mức độ con trẻ.
Con trẻ là từ
lúc mới sinh cho tời khi 16 tuổi. Lứa tuổi này có đặc điểm: ngây thơ, dễ tiếp
thu, bố mẹ phải nuôi, không tự kiếm sống được… chúng ta thấy rằng ở lứa tuổi
này cần phải được chăm sóc, cần phải được dạy dỗ, phải được bảo ban, phải được
nuôi nấng, phải được bảo vệ… và lứa tuổi này chỉ được hưởng thụ mà thôi. Đó là
lứa tuổi trẻ con, lứa tuổi nhi đồng, lứa tuổi thiếu niên.
Lời Chúa nói về
hạng người con trẻ thuộc linh ở đây mới chỉ ở mức độ được tha tội và biết Đức
Chúa Cha. Lứa tuổi con trẻ là lứa tuổi mới được sinh ra, mỗi khi chúng ta tiếp
nhận Chúa là chúng ta được sinh lại; cuộc đời cũ của chúng ta đã chết và chúng
ta được sinh lại trong Chúa. Vì là con trẻ cho nên chúng ta cần được nuôi dưỡng
bằng lời của Đức Chúa Trời, những con người đó cần được nuôi dưỡng, cần được
chăm sóc. Tất cả những ai là con trẻ đều phải được nuôi dưỡng bằng lời của Đức
Chúa Trời và cần được bảo ban, dạy dỗ vì họ chưa thể bước đi được. Họ cũng
giống như con trẻ, con trẻ thường thích cái này, thích cái khác nhưng nếu để tự
ý cho trẻ làm nó sẽ trở thành sai lầm. Trẻ có thể thò tay vào trong ổ điện, trẻ
có thể nghịch con dao làm cho đứt tay, trẻ có thể trèo lên cửa sổ để ngó ra
ngoài xem ra sao vì ngoài ấy rất đẹp và nó có thể lộn cổ từ trên xuống… nếu trẻ
không được dạy dỗ, không được huấn luyện thì con trẻ sẽ xảy ra tai nạn, rất dễ
vấp phạm và những hiểm nguy sẽ chờ đợi con trẻ ở phía trước. Vì vậy, con trẻ
tâm linh cần phải được nuôi dưỡng bằng lời của Chúa, cần được dạy dỗ, cần được
bảo ban, cần được dẫn dắt. Con trẻ thuộc linh cần phải có một người cha hoặc
một người mẹ thuộc linh trong đời sống của mình – là những người dẫn dắt mình
đi trong cuộc đời. Người cha, mẹ thuộc linh nay phải biết được tâm linh của con
cái mình, con cái mình đang đi trong con đường nào, đang chuẩn bị vấp ngã ra
sao?... và họ phải cầu nguyện cho những người đó, phải bảo ban và sửa lại những
người đó để đi trong con đường ngay thẳng, không cong quẹo và sai lầm.
Chúng ta biết
rằng con trẻ không thể tự kiếm ăn, không thể tự bảo vệ, thậm chí cả những con
trẻ thuộc linh khi họ không đọc lời Chúa. Kinh thánh là cả một kho bánh nhưng
những con trẻ không thể tiêu hóa hết được kho bánh ấy; lời Chúa cần phải được
xay ra, cần phải được chế biến và bón cho con trẻ đúng lúc. Vì vậy, họ cần có
cha mẹ thuộc linh chế biến cho họ, xay cho họ và xúc cho họ lời của Đức Chúa
Trời.
Con trẻ thuộc
linh không tự mình sống theo kinh thánh được mặc dù kinh thánh rất quý báu, là
kho vàng, là kho bạc, là kho bánh, kho của sự sống nhưng họ chưa thể bước đi
được theo kinh thánh. Mỗi một lời kinh thánh cần được sự dẫn dắt, sự soi tỏ của
Thánh Linh và cần được dẫn dắt từ người cha thuộc linh của mình để họ bước đi.
Nếu ai trong chúng ta nhận biết mình là con trẻ thì phải cần cho mình một người
cha, một người mẹ thuộc linh, cần phải thấy rằng mình cần được nuôi dưỡng, cần
được chăm sóc, cần được bảo vệ, cần được dẫn dắt. Đó là con trẻ.
Chúng ta còn
thấy con trẻ có rất nhiều sự sai lầm, con trẻ mà cứ sống mãi là con trẻ thì nó
sẽ trở thành suy dinh dưỡng, còi xương và bị đao, bị dị tật. Nếu như chúng ta ở
trong Chúa lâu ngày mà chúng ta không phát triển lên, không tăng trưởng thì
chúng ta trở nên giống như người bị đao, cứ ngây ngây ngô ngô; phải để người ta
tắm rửa, người ta lau mặt, người ta che chở và người ta bồng ẵm cho suốt ngày.
Mỗi một lúc hoàn cảnh xảy đến khó khăn, thiếu thốn xảy đến, hoạn nạn xảy đến,
bắt bớ xảy đến, cám dỗ xảy đến thì không biết làm thế nào cả; đó là con trẻ
thuộc linh.
Con trẻ thuộc
linh không tự ăn lời Chúa được, không tiêu hóa lời Chúa được, không thể bước đi
theo lời Chúa, không thể tự nhận lấy lời Chúa được, không tự bảo vệ mình trước
tất cả các nguy cơ. Nếu như đời sống của chúng ta không tăng trưởng cứ mãi như
con trẻ thì đời sống của người đó bị dị tật, bị đao, bị thiểu năng.
2/ Mức độ thanh
niên.
Lứa tuổi thanh
niên có đặc điểm: năng nổ, xốc vác, mạnh mẽ, ưa hoạt động tìm hiểu, họ bắt đầu
biết tự làm để nuôi sống chính mình. Nhưng, họ rất dễ mắc sai lầm. Thanh niên
là những người bước đi với sức lực ở trong mình, họ bắt đầu khám phá và thâm
nhập vào thế giới mình đang sống, họ muốn làm chủ thế giới mình đang sống… và
nhiều khi họ bắt đầu coi thường sự dẫn dắt.
Trong tâm lý
học có nói: lứa tuổi mẫu giáo, trẻ coi cô giáo hơn cả bố mẹ nói; bố mẹ nói gì
thì nói nhưng cô giáo nói cái gì là phải thì phải là như vậy. Lứa tuổi lớp 1
cũng vậy, cô giáo bảo thì bố mẹ phải làm theo cô giáo. Đến lứa tuổi cấp II, trẻ
bắt đầu suy nghĩ nhưng tầm kiểm soát của thầy cô vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trên
trẻ. Nhưng, lứa tuổi thanh niên, lứa tuổi cấp III và lứa tuổi đại học… người ta
gọi đây là lứa tuổi NỔI LOẠN.
Họ làm cái này, làm cái khác, họ tự khám phá thế giới , họ tự khám phá tất cả
cách thức để làm việc, cách thức để chinh phục con người, cách thức để giao
tiếp… và họ bắt đầu có khả năng tự nuôi sống mình. Mười bảy tuổi họ đã tự lập
được và họ tự bảo vệ mình; ai tấn công thì họ bảo vệ mình bằng sức mạnh. Đó là
thanh niên.
Khi lớn hơn một
chút, trở thành lứa tuổi trung - tráng niên, là lứa tuổi 35 – 40 tuổi. Đây là
những người chín chắn, điềm đạm và trong công việc họ bắt đầu kết quả. Lứa tuổi
thanh niên họ dễ mắc sai lầm, dễ vấp ngã nhưng đến khoảng 39 – 40 tuổi họ điềm
đạm hơn, ít nói hơn và suy nghĩ nhiều hơn. Họ suy nghĩ trước họ mới nói, họ suy
nghĩ trước họ mới làm, còn lứa tuổi thanh niên họ nói trước, làm trước rồi suy
nghĩ sau. Lứa tuổi trung-tráng niên trong công việc họ kết quả nhiều hơn, ít
mắc sai lầm hơn; họ tự kiếm sống, tự bảo vệ mình và họ kiếm sống để nuôi người
khác, bảo vệ người khác.
Dựa trên những
đặc điểm của lứa tuổi thanh niên, trung-tráng niên lời Chúa nói về họ như thế
nào?
Ma quỷ - xác
thịt – thế gian, đây là ba bạn đồng hành, đồng lõa với nhau, đồng minh với
nhau. Sống theo xác thịt thì không sống theo Thánh Linh, ai yêu mến thì lòng
kính sợ Đức Chúa Trời không ở trong người ấy. Như vậy, chúng ta thấy rõ Satan-
xác thịt- thế gian cấu kết với nhau tấn công Cơ Đốc Nhân. Về mặt thuộc linh,
Chúa nói về thanh niên họ là những người trẻ tuổi và họ bắt đầu thắng được ma
quỷ. Người Cơ Đốc Nhân trai tráng, người Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ là người thắng
được bộ ba này. Người trai trẻ là người thắng hơn được ma quỷ, là người thắng
hơn được thế gian và thắng hơn được xác thịt. Satan- ma quỷ tấn công chúng ta,
bắt bớ chúng ta, lôi kéo chúng ta, dụ dỗ chúng ta đi những con đường sai lệch
với đường lối của Chúa và người trai trẻ là người thắng được ma quỷ.
Đó là những
người mạnh mẽ ở trong lời Chúa; lời Chúa chồng chất ở trong họ, lời Chúa là
bánh, là sự sống, là ngọn đèn để soi cho chân chúng ta bước đi, lời Chúa là
gươm của Đức Chúa Trời. Người trẻ tuổi, họ có lời Chúa và họ thực hành lời Chúa
nên họ trở nên mạnh mẽ chiến thắng được ma quỷ, chiến thắng được thế gian.
“ Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa”
( thi 119: 11)
Người trai trẻ
họ giấu lời Chúa ở trong lòng và họ bước đi không phạm tội cùng Chúa. Tất cả
những điều Chúa đã dạy họ bước đi và họ trở nên mạnh mẽ, họ trở nên sự sáng vì
họ có gươm là lời của Đức Chúa Trời. Đó là những người trai tráng ở trong lời
Chúa. Những người trai tráng ấy họ không cần phải bón thức ăn cho nữa, họ tự
kiếm lời Chúa cho mình và họ trở thành những người lính, những người đấu sĩ cho
vương quốc của Đức Chúa Trời.
“Những điều con đã
nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng hãy giao phó cho mấy người trung
thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác. Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi
của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi một người đi ra trận, thì chẳng còn lấy việc dời
để lụy mình, làm vậy đặng đẹp lòng kẻ chiêu mộ mình. Cũng một lẽ đó, người đấu
sức trong diễn trường chỉ đấu theo lệ luật thì mới được mão triều thiên. Người
cày ruộng đã khó nhọc thì phải trước nhất được thâu hoa lợi…” ( II tim2: 2-6)
Những người
trưởng thành được Phao- lô khuyên, thúc giục phải trở thành những người lính
giỏi cho Đức Chúa Trời. Họ chịu khổ vì Đức Chúa Trời, họ chịu khổ vì anh em
mình, họ chịu khổ vì tin lành để mở mang vương quốc của Đức Chúa Trời. Họ lên
đấu trường đấu với ma quỷ, họ trở thành những người cầm cày trên những thửa
ruộng của Đức Chúa Trời đem về mùa gặt bội thu cho thiên đàng. Đó là những
người trưởng thành. Chính bản thân họ cũng đeo đuổi một cuộc chạy đua để giật
giải là thiên đàng.
Người trai trẻ,
người trưởng thành họ tự chạy được, họ không cần phải ai dắt, họ không đi xiêu
vẹo nhưng họ tiến lên phía trước, họ bứt tất cả những trở ngại trước mắt để
nhắm đích là thiên đang mà chạy.
“ …Nhưng tôi cứ
làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm
mục đích mà chạy, để giật giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong
Đức Chúa Jêsus Christ.” (
Philip3:14)
Đó là hình ảnh
của một người trưởng thành. Càng đi trong bước đường theo Chúa chúng ta càng
trưởng thành, từ chỗ chúng ta hăng hái mạnh mẽ, hay vấp ngã, hay phạm sai lầm
đến khi chúng ta chín chắn, điềm đạm, mỗi lời nói, việc làm của chúng ta làm
vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
Thuở thanh
niên, thích làm việc Chúa, thích thể hiện cho Chúa nhưng bắt đầu tuổi trung-
tráng niên họ bắt đầu nói ít hơn và làm nhiều hơn cho Chúa. Họ làm cho Chúa kết
quả hơn nhưng họ không tự phô mình ra mà họ giấu mình. Đó là những người trưởng
thành trong Chúa. Họ không chỉ nuôi mình và bước đi trong lời Chúa mà họ bắt
đầu dẫn dắt và nuôi dưỡng người khác cùng lớn lên với mình.
Trước sự tấn
công của ma quỷ, họ biết bảo vệ hội thánh, bảo vệ con cái Chúa, bảo vệ tổ tế
bào, bảo vệ mình và người khác trong lời Chúa. Ma quỷ lúc nào cũng tìm cách phá
hoại hội thánh, làm tan vỡ các mối quan hệ của các con cái Chúa, nó ngăn trở sự
phát triển của hội thánh… những người trưởng thành họ bắt đầu biết bảo vệ hội
thánh, bảo vệ mục sư, bảo vệ những con cái Chúa trong hội thánh, ngăn trở tất
cả những lời nói độc ác, tất cả những lời chia rẽ, ngăn trở, những lời nói vu,
nói hành trong hội thánh…và họ kết quả cho Chúa.
3/ Các bô lão.
Đây là hạng
tuổi cao nhất trong các hạng tuổi. Đây là hạng tuổi phụ lão ( 50 tuổi trở lên).
Phụ lão là những người chín chắn, giữ gìn trong lời ăn tiếng nói và việc làm.
Họ sâu sắc, họ có kinh nghiệm trong cuộc sống, kinh nghiệm trong chiến đấu,
kinh nghiệm trong làm lụng, kinh nghiệm trong đối nhân xử thế, làm mọi việc đều
có kinh nghiệm. Họ lo lắng, chăm sóc người khác. Người thanh niên chỉ biết làm
cho mình, người trung- tráng niên biết làm cho người khác nhưng các bô lão thì
bắt đầu có tầm nhìn rộng rãi hơn, bắt đâu lo cho vợ, con, cho dòng tộc hoặc cả
một vùng rộng lớn. Các bô lão biết Chúa như từ lúc ban đầu và biết như Ngài vốn
có. Đó là một sự hiểu biết rất sâu nhiệm, họ biết rất rõ về Chúa, biết được
tình yêu thương của Chúa và kinh nghiệm Chúa trên cả cuộc đời của họ.
Mỗi chúng ta
biết Chúa như tạo vật biết Đấng tạo ra mình khác. Chúng ta biết Đức Chúa Trời
như là cha chúng ta khác, chúng ta biết Đức Chúa Trời như là bạn chúng ta khác,
chúng ta biết Đức Chúa Trời như là người yêu của chúng ta khác. Lần lượt kinh
nghiệm, tất cả những điều đó thì đó là bậc trưởng lão. Biết Đức Chúa Trời vốn
có như từ lúc ban đầu, đó là một sự hiểu biết sâu nhiệm về Đức Chúa Trời và
chúng ta cũng cần biết Đức Chúa Trời như vậy. Biết Đức Chúa Trời như là một
người con, biết Đức Chúa Trời như một người bạn, biết Đức Chúa Trời như một
người yêu và như một người chồng.
Những người
trưởng lão họ biết Chúa một cách rõ ràng, họ biết những điều họ làm có làm cho
Chúa vừa lòng hay không, họ nhận biết ngay được ánh mắt và ý muốn của Chúa
trong mỗi việc làm của họ. Người trưởng lão luôn luôn muốn làm vừa lòng Chúa,
tận tụy và trung thành, hi sinh vì Chúa… không có gì ngăn cách họ với Chúa, họ
hiểu biết lời Chúa, nguyện trung thành thuận phục và làm theo ý Chúa. Đó là
người trưởng lão.
“ Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao
ban cho anh em, không những tin lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính
sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao.”
( I tes 2:8)
Tấm lòng của
những người trưởng lão họ vì Chúa, họ hi sinh vì Chúa. Tấm gương điển hình ấy
trong kinh thánh ấy là Phao- lô. Ông là một trưởng lão, một con người hết lòng
yêu mến Chúa, hết lòng vì hội thánh của Đức Chúa Trời. và Đức Chúa Trời yêu mến
những con người như vậy, Chúa đặt để họ thay mặt Chúa làm công việc của Chúa ở
thế gian này, Chúa biết những người nào yêu Ngài và Ngài đặt để họ hầu lo công
việc Chúa. Họ là những cánh tay, bàn chân, lời nói và quyền năng của Đức Chúa
Trời.
“ Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh
em làm kẻ coi sóc, để chăn hội thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài bằng chính huyết
mình”( công vụ 20:28)
Chúa đã lập
những người chăn, Chúa giao phó cho họ chăm sóc hội thánh của Chúa mà Ngài đã
mua bằng huyết của Ngài.
“ Ấy chính Ngài đã cho người này làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người
khác làm thầy giảng tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư” ( Ê phê sô 4:11 )
Chúa đặt để cho
mỗi một người yêu mến Chúa thật những chức vụ khác nhau: sứ đồ, tiên tri, mục
sư, người giảng tin lành, giáo sư. Đây là năm chức vụ mà Đức Chúa Trời dành cho
những người trưởng lão, những người biết ý muốn và làm theo ý Chúa, họ trung
thành đối với Chúa. Chính Chúa đã đặt để, ban uy quyền và sử dụng họ.
Bài học hôm nay
chúng ta biết được đời sống thuộc thể cũng như thuộc linh. Thuộc thể cũng phải
từ con trẻ, từ nhi đồng, từ thiếu niên…dần dần lớn lên đến trưởng lão. Đời sống
thực thể phải tăng trưởng và tất cả chúng ta Chúa cũng mong rằng trong đời sống
tâm linh chúng ta dẫn dắt từng bước một đều trở thành trưởng lão để ra đi rao
giảng tin lành.
Nguyện xin Chúa
chúc phước trên đời sống anh em. Để anh em hiểu lời của Đức Chúa Trời và để
chúng ta không chỉ tăng trưởng về đời sống thực thể mà anh em cần phải tăng
trưởng về đời sống tâm linh. Tất cả chúng ta đều phải tăng trưởng. Nguyện xin
Đức Thánh Linh đầy dẫy trên anh em, để anh em thay đổi tấm lòng của mình, để từ
nay chúng ta tiếp tục tăng trưởng, tăng trưởng trong lời Ngài.
Cám ơn bạn đã đọc bài của trang web Tin Lành Hà Nội! Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài chia sẻ tiếp theo.
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét