Chào mừng bạn đến với trang web Tin Lành Hà Nội!
Làm chứng cho lẽ thật - Tin Lành Hà Nội |
|
Sứ đồ Giăng kể: Phi-lát bèn nói rằng: Thế thì ngươi
là vua sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời, ta là vua. Nầy, vì sao ta
đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai thuộc
về lẽ thật thì nghe lấy tiếng ta. 38 Phi-lát
hỏi rằng: Lẽ thật là cái gì? (Giăng 18:37-38).
Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian?
Hằng
năm, lễ Giáng Sinh đều đặt ra một câu hỏi: Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian?
Hoặc: Ý nghĩa của Christ là gi? hoặc mang tính cá nhân hơn: Người đàn ông này
nên tạo sự khác biệt nào trong đời sống của tôi? Trong hôn nhân của tôi,
trong đời tu của tôi, trong công việc của tôi, trong sự nhàn rỗi của tôi,
trong suy nghĩ của tôi, trong cảm xúc của tôi, trong mọi sinh hoạt của tôi,…?
Khi
Chúa Giêsu bị xét xử, Ngài đã trả lời rõ ràng cho chúng ta về câu hỏi đó: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế
gian nhằm mục đích này: làm
chứng cho lẽ thật” (Giăng
Lời
đó được Chúa Giêsu nói ra vào cuối đời Ngài, nhưng vẫn nói về lễ Giáng Sinh: “Tôi sinh sa vì lý do đó”. Vì
vậy mà có lễ Giáng Sinh. Có lễ Giáng Sinh vì Chúa Giêsu đến làm chứng cho lẽ
Thật. Chúng ta hãy tập trung vào hai điều liên quan trong câu này, hai điều
liên quan lễ Giáng Sinh, và kết thúc bằng lời động viên.
ĐIỀU LIÊN QUAN 1: Lễ Giáng Sinh nghĩa là có Sự Thật – Sự Thật
mà mọi người nên tin.
Có
Sự Thật đến từ bên ngoài thế giới này và cho thế giới biết ý nghĩa. Thế gian
không làm nên Sự Thật này, cũng không định dạng hoặc thay đổi Sự Thật này. Đó
là SỰ THẬT, không phải là một sự thật cho tôi và một sự thật khác cho bạn,
nhưng là SỰ THẬT cho tất cả chúng ta. SỰ
THẬT đó tuyệt đối và bất biến.
Có
thể có một thế hệ hoặc một thế kỷ mà điều gợi ý của câu nói này không cần nhấn
mạnh: Có Sự Thật (lẽ thật), Sự Thật ngoài trí óc của chúng ta, Sự Thật mà
chúng ta không tạo ra nhưng chúng ta phát hiện, Sự Thật mà chúng ta không thể
kiểm soát nhưng quy phục. Cũng có thể có một thời gian chúng ta không coi điều
này là một phần trong sứ điệp của Cơ đốc giáo. Nhưng chưa phải là lúc này.
Người đương thời khước từ Sự Thật tuyệt đối
Ngày
nay, lời xác định đơn giản này lại chính là lời
mặc khải tuyệt vời và gây nhiều tranh luận. Nhiều người không tin như thế.
Nếu ngày nay bạn muốn nói rằng có Sự Thật – Sự Thật mà mọi người nên tin và
theo, rất có thể bạn bị coi
là sai lầm và trái luân lý.
Người
ta nói bạn sai lầm vì Thiên Chúa không trao sự tuyệt đối cho Sự Thật, hoặc nếu
có Thiên Chúa thì không có cách để nhận biết Ngài làm gì và Ngài nghĩ gì. Người
ta nghĩ việc Ngài làm cũng tốt như công việc của ai đó.
Bạn
không chỉ bị coi là sai lầm, bạn còn bị coi là trái luân lý nếu bạn cứ khăng
khăng cho rằng có Sự Thật tuyệt đối. Tại sao? Vì để nói có Sự Thật tuyệt đối
sẽ gây khó chịu và định kiến với điều người khác nghĩ.
Ngày
nay, luân lý được xác định theo tính tương đối. Nếu bạn không tin Sự Thật mà
bạn thấy thì sẽ buộc tội chính mình, rồi bạn khiêm nhường, sống tốt và có
luân lý. Nhưng nếu bạn tin Sự Thật mà bạn thấy thì sẽ kết tội mình, rồi bạn
kiêu ngạo, cố chấp và trái luân lý. Ngày nay, nhân đức và luân lý đòi hỏi
tính tương đối.
Với
thế giới của thế kỷ 21 này, Chúa Giêsu cũng vẫn nói: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế
gian nhằm mục đích này: làm
chứng cho sự thậ (lẽ thật)t”. Đó là thế giới mà sứ điệp của Ngài bị
vô hiệu hóa ngay trước khi được nói ra, vì SỰ THẬT bị coi là nguồn gốc của niềm
tin mù quáng (bigotry), sự cố chấp và định kiến. Nhưng về mặt khác, tính
tương đối được coi là mẹ đẻ của lòng tôn trọng văn hóa, sự khoan dung và hòa
bình.
Tràn lan quan điểm tương đối về Sự Thật (lẽ thật)
Nói
cách khác, sứ điệp của Kinh thánh về lễ Giáng Sinh ngày nay tại Hoa Kỳ
không chỉ gặp trở ngại là Đức Chúa Giê-xu bị bỏ ra ngoài lễ Giáng Sinh,
mà còn có vấn đề nghiêm trọng hơn là Sự Thật (lẽ thật) cũng bị bỏ ra ngoài thực
tế. Rất nhiều người cho rằng không còn Sự Thật (lẽ thật) tuyệt đối nữa. Họ
không tìm kiếm SỰ THẬT (lẽ thật) có ý nghĩa đối với cuộc sống và lịch sử.
Thay
vì người ta cố gắng trải nghiệm cuộc sống ở mức trọn vẹn và gọi sự trải nghiệm
này là SỰ THẬT (lẽ thật) đối với họ, chứ không là Sự Thật tuyệt đối, chỉ là sự
thật đối với họ thôi. Hướng dẫn chung trong văn hóa này đơn giản lắm: “Hãy bỏ con khỉ xuống khỏi lưng!”.
Nếu điều đó tác dụng đối với bạn thì rất tốt. Nhưng đừng đặt nó lên người bạn
nữa.
Chúng
ta cần biết quan điểm về Sự Thật (lẽ thật) này như thế nào trong đời sống phụ
nữ Việt
Bản chất tự mâu thuẫn của tính tương đối
Xã
hội của chúng ta là thế. Vấn đề về thuyết tương đối này là nó tự mâu thuẫn và
không thuộc về Kinh thánh.
Thuyết
tương đối tự mâu thuẫn. Nếu bạn nói: “Không
có Sự Thật tuyệt đối để người ta nên tin”, bạn tự mâu thuẫn với chính
mình, vì bạn nói rằng bạn muốn người khác tin, nhưng câu đó lại không có điều
mà người ta nên tin. Sự ẩn giấu của thuyết tương đồi là nó muốn tương đối hóa
yêu cầu của mọi người đối với sự thật, nhưng không là chính nó.
Điều
này có trong thực tế “thật”. Hai tuần trước, tại
Người
ta lưu ý thông điệp: “Hãy bảo
vệ Quyền Sinh Sản” (Defend
Reproductive Rights). Nói cách khác, nếu những người ủng hộ sự sống muốn coi
phôi thai là con người có quyền sống, họ có thể có, nhưng đừng đặt con khỉ
lên lưng phụ nữ của đất nước này. Đó là quan điểm cá nhân và tôn giáo. Đó là
tương đối.
Ở
phía dưới tờ rơi có hàng chữ lớn: “CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG THA THỨ CHO TÍNH CỐ CHẤP!”.
Bạn có hiểu điều đó là gì? “Sự khoan dung” là cái tương đương về luân lý của
tính tương đối. Nếu sự thật là tương đối và không tuyệt đối, nên có sự khoan
dung hoàn toàn. Nhưng để làm co sự thật luân lý này stick, bạn phải đặt sức mạnh
tuyệt đối phía sau nó. Câu “chúng tôi sẽ không tha thứ cho tính cố chấp” là
điều tương đương của câu “Chúng tôi loại bỏ những điều tuyệt đối!”. Đó là tự
mâu thuẫn. Đó là minh chứng rằng chúng ta không thể sống thiếu Sự Thật tuyệt
đối.
Cũng
chẳng ngạc nhiên khi thuyết tương đối không thuộc về Kinh thánh. Chúa Giêsu
nói: “Ta đã sinh ra và đã đến
thế gian để làm chứng cho sự thật”.
Điều
liên quan thứ nhất về lễ Giáng Sinh là có Sự Thật (lẽ thật) – Sự Thật này đến từ Thiên Chúa, Đấng ở
ngoài trái đất và cho thế giới biết ý nghĩa của Sự Thật (lẽ thật) ; Sự Thật
này tuyệt đối và bất biến; Sự Thật mà mọi người nên tìm kiếm để tin tưởng và
quy phục.
ĐIỀU LIÊN QUAN 2: Lễ Giáng Sinh nghĩa là Chúa Giêsu đến làm chứng
cho Sự Thật (lẽ thật) – Ngài là nhân chứng chính.
Làm sao nghe lời chứng của Chúa Giêsu ?
Chúa
Giêsu đã đi. Cái gì trở thành lời chứng đó? Câu hỏi này dành cho chúng ta.
Chưa đủ để nói rằng Ngài đã sai Đức Thánh Linh đến thay
vào vị trí của Ngài. Đó là chủ yếu. Chúng ta tin Ngài có. Nhưng Chúa Giêsu
nói rằng Ngài sinh ra trong thế gian để làm chứng cho Sự Thật (lẽ thật) . Nếu
chúng ta muốn nghe lời chứng rằng Chúa Giêsu đã đến trao ban Sự Thật, chúng
ta phải trở lại thời gian Ngài hiện diện và mặc xác phàm, khi Ngài bước đi,
nói, lao động, yêu thương và chịu chết. Đó là những gì chúng ta phải thấy và
phải nghe.
Chúng
ta làm điều đó bằng cách nào? Giả sử bạn nói: “Tôi biết tôi cần khám phá và sống
theo SỰ THẬT (lẽ thật) . Tôi biết thuyết tương đối không thực sự
tác dụng. Nhưng làm sao tôi có thể có chứng cớ về Chúa Giêsu? Làm sao tôi có
thể chắc chắn Kinh thánh có chứng cớ thật về Chúa Giêsu? Làm sao tôi chắc chắn
chứng cớ về Chúa Giêsu là thật?”.
Bạn
hãy đọc 1 trong 4 Phúc Âm và bắt đầu lắng nghe các lời chứng về Chúa Giêsu
trong đó. Bạn hãy cầu xin Chúa giúp bạn hiểu Sự Thật (lẽ thật) . Bạn hãy nhìn
những việc Ngài làm, lắng nghe điều Ngài nói, và nghĩ về thái độ của Ngài. Bạn
hãy nhận định về các tác giả Phúc Âm và về chính Chúa Giêsu đã có tính chính
trực hoặc úy tín dù thiên hạ là những người gian trá, nghèo khổ hoặc sùng
kính.
Thông điệp tự minh chứng của Kinh thánh
Tôi
tin rằng Thiên Chúa đã làm cho chúng ta phụ thuộc vào Kinh thánh đối với lời
chứng về Chúa Giêsu ngày nay vì Kinh thánh có sức mạnh thuyết phục người ta rằng
lời chứng về Chúa Giêsu là thật.
Điều
tôi đang nói đây là cách bạn tin lời chứng bằng cách nghe và hiểu nếu bạn cảm
thấy Ngài đang nối kết với bạn hoặc nếu Ngài có “Chiếc Nhẫn Sự Thật”. Đó là
điều bạn phải làm với Phúc Âm. Tiến sĩ E.V nói: “Tôi cảm thấy sâu xa rằng tôi có
thể hy vọng. Điều đó đã... thay đổi tôi; công việc của tôi đã thay đổi tôi.
Tôi kết luận rằng những lời đó mang dấu ấn của Con Người Giêsu và Thiên Chúa.
Nói
cách khác, nếu bạn đọc Phúc Âm khi những điều đó có trong Kinh thánh, đồng thời
cởi mở và chăm chú lắng nghe, sẵn sàng thực hiện Sự Thật (lẽ thật) nếu bạn thấy,
lời chứng của các tác giả và lời chức về Chúa Giêsu sẽ cho bạn điều đáng tin.
Giáng
Sinh nghĩa là Chúa Giêsu sinh ra và đến trong thế gian để làm chứng cho Sự Thật.
Lời chứng về việc Ngài làm và lời Ngài nói được lưu lại trong Phúc Âm. Hãy đọc
đi đọc lại với tâm hồn mở rộng, bạn sẽ biết được SỰ THẬT (lẽ thật) mà Chúa
Giêsu đã đem đến.
LỜI ĐỘNG VIÊN: Đừng xử sự như Philat khi bạn nghe nói về Sự Thật
(lẽ thật)
!
Khi
bạn nghe Sự Thật (lẽ thật) bạn đừng
như Philat hỏi Chúa Giêsu:“Sự thật (lẽ thật) là gì?” (Giăng 18:38).
Nếu
Philat đã nghe trước đó khi chúng ta phê bình tính tương đối của sự tự mâu
thuẫn, tôi nghĩ ông ta có thể nói: “Tôi
không bao gồm trong lời phê bình của bạn vì tôi không nói sự thật là tương đối,
và tôi cũng không nói sự thật là tuyệt đối, mà tôi chỉ nói tôi không biết sự
thật là gì. Sự thật có thể là tương đối, cũng có thể là tuyệt đối, nhưng tôi
không biết. Và như vậy, tôi không thể bị kết tội tự mâu thuẫn vì tôi không biết.
Thế nên tôi trì hoãn việc xét xử”.
Có
thể bạn không kết án Chúa Giêsu không phải vì bạn nghĩ Ngài không thật mà chỉ
vì bạn không biết. Bạn sống với sự lưỡng lự về vấn đề đó.
Bạn
có nghi ngờ sự phán đoán và viện cớ không biết về các vấn đề quan trọng? Hay
bạn chỉ lưỡng lự những vấn đề có vẻ không quan trọng hoặc khó xử đối với bạn?
Tôi
chưa gặp hoặc nghe nói về một người gặp rắc rối trong việc tin những điều tuyệt
đối về luân lý khi người đó bị đấm vào mặt. Người đó chắc chắn rằng kẻ tấn
công mình hoàn toàn có tội. Nếu quan tòa xử người đó vô tội vì sự thật chỉ tương
đối và việc bị đấm vào mặt là tốt cho bạn, bạn không thể để những điều tuyệt
đối của con khỉ lên lưng bạn, và bạn sẽ nói rằng quan tòa đó tồi tệ.
Có
thể Philat nói: “Tôi không
biết sự thật tuyệt đối là gì, và tôi nghĩ mình không thể tìm được sự thật đó”.
Chính chúng ta cũng có thể nói như vậy! Nhưng khi mối quan tâm của bạn gặp
nguy hiểm, bạn thực sự sẽ không hành động như thể bạn không biết sự thật.
Chúng ta có những cách kết án rất mạnh khi tài sản của chúng ta có nguy cơ,
phải không? Lạ thay là thuyết bất khả tri và thuyết tương đối (agnosticism
and relativism) lại bị “thổi bay” khi quyền lợi và cuộc sống của chúng ta còn
mơ hồ!
Mùa
Giáng Sinh này, bạn hãy nhận biết đòi hỏi của Chúa Giêsu đối với Sự Thật. Đó
là vấn đề Sự Sống Đời Đời và Sự Chết. Một lần khác, Chúa Giêsu đã nói: “Đạo lý tôi dạy không
phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người,
thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. Ai
tự mình giảng dạy, thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang
cho Đấng đã sai mình, thì là người chân thật, và nơi người ấy không có gì là
bất chính” (Giăng 7:16-18).
Chúa
Giêsu không sinh ra để giữ bí mật về Sự Thật của Thiên Chúa. Ngài sinh ra và
đến thế gian để làm chứng
cho Sự Thật (lẽ thật) , Sự Thất hoàn toàn bất biến của Thiên Chúa. Hãy nhận
biết mức độ nguy cơ. Hãy đọc Phúc Âm. Rồi bạn sẽ nhận biết Sự Thật (lẽ thật) ,
và chính Sự Thật sẽ giải thoát bạn! Amen!
|
Cám ơn bạn đã đọc bài của trang web Tin Lành Hà Nội! Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài chia sẻ tiếp theo.
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT: TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM
0 comments:
Đăng nhận xét