­Top Banner Advertisement
Tin bài mới
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

TIỆC THÁNH

Bản chất của con người là hay quên, cho nên Chúa muốn chúng ta nhớ lại những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Nói một cách khác, Chúa muốn chúng ta luôn ghi khắc về ơn cứu rỗi của Ngài, luôn nhớ những gì Ngài làm cho chúng ta, đó là sự chết của Ngài vì tội chúng ta, sự phục sinh của Ngài hầu cho chúng ta có sự sống phục sinh.

 TIỆC THÁNH - Tin Lành Hà Nội
(I cô-rinh-tô 11:17-34)
NHẬP Đ:
Khinhóm lại, Hội Thánh nguyên thủy  thói quen đem theo phần ăn của minh như cách chúng ta đem Potluck ngày nay, gọi  bửa ăn thân ái. Mục đích ban đầu rất tốt; nhưng về sau họ đã xấu đi ý nghĩa của bữa ăn thân ái.

 Bởi có kẻ giàu, người nghèo. Kẻ giàu đem theo nhiều thức ăn và người nghèo, thì không có gì để đem; nên những người giàu có, tụ lại với nhau bỏ mặc những người nghèo trong tủi nhục!, tạo ra tình trạng chia rẽ trong Hội Thánh. Bởi chứng kiến sự sai lầm đó, Thánh đồ Phao Lô viết thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô khuyến cáo và quở trách họ.

Do đó, Hội Thánh nào phân biệt giai cấp xã hội hay kỳ thị màu da, phái tính,  thì không phải là Hội Thánh chân chính của Chúa. Hội thánh chân chính là nhóm người cùng niềm tin, hiệp một trong Chúa Cứu Thế. Và người nào không có tinh thần chia sẻ thì chưa phải là Cơ Đốc nhân. Cơ Đốc nhân chân chính thì không thể chịu nỗi khi mình có quá nhiều, mà người khác lại nghèo thiếu. Vì chính Chúa Giê-su phán: ban cho là có phước hơn nhận lãnh (CV 20:35).
THÂN BÀI:

              Nương vào lời Chúa, tôi chia sẻ với Hội Thánh 3 ý chính sau đây: (1) Mục đích của Tiệc Thánh, (2) ý nghĩa của Tiệc Thánh và (3) Thái độ của người tham dự Tiệc Thánh.     
I. MỤC ĐÍCH CỦA TIỆC THÁNH:(Câu 23-25)
Lễ Tiệc thánh là do Chúa Giê-su thiết lập và ban truyền các đời tuân giữ (Câu 23). Tiệc Thánh là dịp tiện để chúng ta giữ mối thông công với Chúa qua thân thể là bánh và huyết là nước nho. Và cũng nhờ đó được lớn lên trong đời sống tâm linh.
               Muc đích của Tiệc Thánh là để nhớ Chúa (Câu 24, 25), động tư NHỚ không có nghia là chợt nhớ hay gợi nhớ, mà có nghĩa làm cho sống lại điều đã có từ lúc ban đầu.
              Ví dụ: Có một bà MS góa phụ, bà luôn giữ lại tất cả những di tích và hình ảnh của người chồng thân yêu khi ông qua đời, dù rất nhiêu người khuyên bà nên dẹp bỏ những hình ảnh, di vật ông dùng ̣để đở buồn.
Cho nên,  NHỚ mang ý nghĩa ghi khắc trong tâm hồn về người chồng thân yêu khiến bà khó quên.  Đó là ý nghĩa của chữ NHỚ mà Chúa muốn chúng ta nhớ Ngài và tương giao mật thiết với Ngài.
              Bản chất của con người là hay quên, cho nên Chúa muốn chúng ta nhớ lại những việc Ngài đã làm cho chúng ta. Nói một cách khác, Chúa muốn chúng ta luôn ghi khắc về ơn cứu rỗi của Ngài, luôn nhớ những gì Ngài làm cho chúng ta, đó là sự chết của Ngài vì tội chúng ta, sự phục sinh của Ngài hầu cho chúng ta có sự sống phục sinh, mà thắng hơn tội lỗi và sự thăng thiên và sự trở lại của Ngài nhắc chúng ta biết rằng Ngài đi sắm sẵn cho chúng ta một chỗ ở đời đời trên trời và sẽ trở lại tiếp chúng ta ở với Ngài đời đời, mãi mãi.
II. Ý NGHĨA CỦA TIỆC THÁNH:(Câu 26-27) 
              Ý nghĩa và giá trị đích thực của Tiệc Thánh là gì? Dù chúng ta không cần phải hiểu thật đầy đủ ý nghĩa của Lễ mới được tham dự; nhưng ít ra chúng ta cần hiểu những gì Chúa Giê-su đã ngụ ý khi Ngài nói về bánh và rượu nho:
Khi Chúa cầm bánh đưa lên và phán rằng: “Này là thân thể ta”.  Điều chắc chắn là chúng ta không thể hiểu câu này theo nghĩa đen. vì lúc Ngài phán Ngài vẫn còn trong xác thịt, hơn nữa bánh và thân thể của Ngài là hai vật lý hoàn toàn khác nhau, dù anh em Công giáo đồng nhất hóa.
 Và Ngài cũng không nói: “Đây là tượng trưng cho thân thể ta“; Nhưng theo một phương diện thì điều này là đúng.
Vậy bánh bẻ ra là tưọng trưng cho thân thể của Chúa vỡ ra vì cớ tội lỗi của chúng ta; nhưng có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa.
Người cầm lấy bánh, đưa lên miệng mình bằng đức tin, tình yêu và lòng nhiệt thành thì chẳng những là kỷ niệm mà còn là sự tiếp xúc sống động với Chúa Cứu Thế Giê-su; Đây chính là con đuờng đưa đến sự hiện diện và thông công với Chúa Cứu Thế Giê-su và với nhau.
Cũng vậy, Khi Ngài đưa chén nước nho lên và phán rằng: “Đây là giao ước mới trong huyết ta”. Đó là giao ước mới phải trả bằng huyết của Ngài. Giao ước là một hiệp đồng giữa hai người, giữa ĐCT và loài người (Ngày xưa giữa ĐCT và dân Do Thái, họ phải tuân giữ luật pháp để đuợc ĐCT ban phước; nhưng họ hoàn toàn thất bại.
Song Chúa Giê-su, lập giao ước mới đuợc mở rộng bởi ân sủng và tình yêu của ĐCT cho loài ngưòi. Điều này thay đổi hoàn toàn mối liên hệ giữa ĐCT và loài người; đây là mối liên hệ không lệ thuộc vào luật pháp.             
Trong giao ước cũ, con người không thể làm gì khác hơn là sợ hãi ĐCT, vì họ không thể giữ được luật pháp. Trong giao ước mới, loài người đến với ĐCT như đứa con đến với cha mình bằng đức tin trong Chúa Giê-su chứ không như phạm nhân đến với quan tòa.
Như vậy, trong Tiệc Thánh có hai vật thực được nhắc đến, đó là BÁNH và CHÉN. Bánh và chén nước nho không chỉ là BIỂU TƯỢNG cho thân và huyết của Chúa, mà còn là CON ĐƯỜNG dẫn đến sự hiện diện của Chúa Cứu Thế Giê-su trong đời sống của chúng ta.
              Hơn nữa, khi dự tiệc thánh là cách rao sự hy sinh của Chúa Giê-su chẳng những ngay khi tham do Tiệc Thánh mà còn bằng đời sống của chúng ta mỗi ngày.
Người ta có thể thấy được tình yêu và ân sủng của Chúa qua đời sống của chúng ta hay không? Là một thách thức cho mỗi chúng ta là Cơ Đốc nhân.
III. THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI THAM DỰ:(Câu 28-29) 
              Theo niềm tin và truyền thống của Giáo Hội, thi bất cứ ai có đức tin vào Ân sủng và tình yêu của Chúa Giê-su thi`có thể tham dự. Thánh đồ Phao Lô không nói rằng chúng ta phải xứng đáng mới dự Tiệc Thánh; ông chỉ nói rằng chúng ta phải tham dự một cách xứng đáng. Có nghĩa là chúng ta phải tự xét lòng mình, xưng tội với Chúa. Nếu dự Tiệc Thánh mà lòng còn mang tội lỗi thì mắc tội với thân và huyết của Ngài.
Hoặc khi chúng ta tham dự mà còn cay đắng, ghen ghét anh chị em mình là chúng ta đang xúc phạm đến thân Chúa, là dự một cách không xứng đáng với thân và huyết của Chúa. Đó là cách ăn uống một cách không xứng đáng và mắc tội với thân và huyết của Chúa mà thánh đồ Phao Lô nhắc Hội Thánh Cô-rinh-tô cũng như nhắc nhở chúng ta ngày nay. Đó là thái độ xem thường sự mầu nhiệm Chúa ban.
KẾT LUẬN:
              Kể chuyện: Trong giờ Tiệc Thánh. Mục sư thấy một nữ tín hữu phân vân không dám nhận bánh và chén.  Ông liền nói: Hãy nhận lấy chén, vì chén dành cho mọi tội nhân, và cũng dành cho bà đấy!. Hãy nhận lấy.
              Nếu bàn Tiệc Thánh chỉ dành cho những người trọn vẹn, công bình mà thôi, thì không một ai trong chúng ta đủ điều kiện đến gần và dự.

Tiệc Thánh không hề bị cấm đối với tội nhân biết ăn năn và thống hối. Với kẻ yêu Chúa và yêu người, con đuờng đến với bàn Tiệc Thánh luôn luôn rộng mở, và tội lỗi của người ấy dù đỏ như hồng điểu cũng sẽ nên trắng như tuyết như lời Ngài hứa.  A-men !
Cám ơn bạn đã đọc bài của trang web Tin Lành Hà Nội! Hẹn gặp lại bạn đọc vào bài chia sẻ tiếp theo.
MT: CHRISTIANBACK NGUYENNGOCBACH
HT:  TIN LÀNH HÀ NỘI SHALOM

  • Lời nhắn của bạn
  • Lời nhắn qua Facebook

0 comments:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: TIỆC THÁNH Rating: 5 Reviewed By: Unknown